Cây gỗ cao su là gỗ gì? Có bền không? Đặc điểm tính ứng dụng của gỗ cao su
Cây gỗ cao su là một trong những nguyên liệu gỗ tự nhiên được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam với những thiết kế chinh phục người dùng bởi vẻ đẹp mộc mạc, gần gũi nhưng không kém phần sang trọng, hiện đại. Vậy cây gỗ cao su là gỗ gì? Gỗ cao su có bền không và có đặc điểm gì, tính ứng dụng ra sao. Có nên sử dụng gỗ cao su hay không? Bài viết này hãy cùng Nội thất An Hưng đi tìm hiểu chi tiết nhé!
1. Cây gỗ cao su là gì?
1.1. Nguồn gốc
- Cây cao su là một loại cây thân gỗ thuộc về họ đại kích và có tầm quan trọng kinh tế lớn nhất trong chi Hevea
- Cây cao su có nguồn gốc từ vùng Amazone ở Nam Kỳ.
- Được người Pháp đưa vào Việt Nam lần đầu tiên tại vườn thực vật Sài Gòn vào năm 1878 những không sống. Cho tới tận năm 1892, hạt cao su được nhập vào Việt Nam và được trồng ở suối dầu và đến năm 1897 là năm đánh dấu sự hiện diện của cây cao su chính thức sống, sinh trưởng được tại Việt Nam.
Rừng gỗ cao su ở Bình Phước
- Phân bố: được trồng nhiều ở miền Đông Nam Bộ, chủ yếu là các tỉnh như Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Vũng Tàu.
1.2. Đặc điểm hình thái
- Cây cao su có thể cao trên 30m, nhựa mủ màu trắng hay vàng có trong các mạch nhựa mủ ở vỏ cây. Chiều cao trung bình khoảng 20m, rễ ăn sâu để chống lại sự khô hạn, vỏ cây nhẵn màu nâu nhạt.
- Cây cao su có dễ đâm sau vào lòng đất chống đổ ngã và hút nước lấy chất dinh dưỡng từ lòng đất sâu, hệ thống dễ rất rộng tập trung ở tần canh tác, tán lá rộng tới đâu thì rễ bang mọc ra đến đó, có thể rộng tới 6 – 10m.
- Lá cao su là loại lá kép, mọc cách và mọc thành từng tầng, từ năm thứ 3 trở đi cây có dai đoạn rụng lá qua đông.
- Hoa cao su là hoa đơn, hoa đực bao quanh hoa cái nhưng thường thụ phấn chéo, quả cao su là quả nang có 3 mảnh vỏ ghép thành 3 buồng, mỗi nang một hạt hình bầu dục hay hình cầu. đường kính 0,2cm, có hàm lượng dầu đáng kể.
1.3. Đặc điểm sinh trưởng
- Cây cao su có thể chịu được nắng hạn khoảng 4-5 tháng nhưng lại không thể sống được trong môi trường úng nước và gió
- Cây chỉ sinh trưởng bằng hạt, hạt ươm thành cây non, khi trồng được 5 tuổi thì có thể khai thác nhựa trong 20-25 năm
- Loại cây này phát triển tốt ở vùng nhiệt đới xích đạo có khí hậu nóng ẩm, phù hợp với điều kiện thời tiết nước ta.
- Cao su là một loại cây độc, mủ của cây là một loại chất độc có thể gây ô nhiễm nguồn nước khu vực rừng khai thác, và ảnh hưởng tới sức khỏe của người khai thác, tuổi thọ của người khai thác mủ cao su có thể giảm từ 3 – 5 năm nếu làm việc trong thời gian dài.
2. Đặc điểm của gỗ cao su
- Gỗ cao su thuộc nhóm VII trong nhóm gỗ của Việt Nam.
- Gỗ cao su thường có màu vàng nhạt
- Có độ ẩm khá cao nên rất dễ bị mối mọt, do đó khi gia công các nhà sản xuất phải tẩm sấy kĩ càng để gỗ cao su luôn bền bỉ, không bị cong vênh hay mối mọt theo thời gian.
- Vân gỗ gợn sóng, màu tươi sáng, đường vân không quá sắc nét
- Chất gỗ giòn
- Gỗ có đặc tính dẻo dai, dễ dàng tạo hình uốn cong
- Khi gia công sử dụng gỗ thường được phủ thêm một lớp sơn UV hoặc 2K
3. Gỗ ghép cao su là gì?
3.1. Cấu tạo:
- Gỗ ghép cao su là những tấm gỗ được ghép lại từ những thanh gỗ hoặc ván gỗ cao su đã qua các bước xử lý và tẩm sấy bằng keo dán chuyên dụng sau đó thêm lớp phủ bề mặt
- Một số loại gỗ ghép cao su với bề mặt phủ khác nhau như phủ Veneer, phủ keo bóng, phủ laminate, phủ melamine.
Gỗ cao su phủ veneer sồi nên bề mặt vẫn gỗ rất đẹp
3.2. Có những kiểu ghép nào?
- Ghép song song: Ghép hai thanh gỗ cùng chiều rộng và dài với nhau thành tấm ván ghép cao su lớn hơn.
- Ghép mặt: Ghép những loại thanh gỗ có chiều dài khác nhau. Đầu xẻ răng cưa và ghép thành những tấm gỗ lớn hơn có chiều dài bằng nhau.
Hình thức ghép mặt các thanh gỗ cao su
- Ghép giác: Hình thức ghép này phức tạp nhất. Dùng những thanh gỗ ghép lại với nhau, sẻ theo kích thước định sẵn và được ghép lại.
3.3. Một số tiêu chuẩn gỗ cao su thanh ghép
Tùy vào từng tiêu chuẩn mà giá gỗ cao su thanh ghép cũng khác nhau, người dùng từ đó có thể cân nhắc
- Tiêu chuẩn AA: Tiêu chuẩn gỗ với chất lượng cực tốt, màu đẹp và hài hòa.
- Tiêu chuẩn AB: Là sự kết hợp giữa những thanh gỗ loại A đẹp hoàn mỹ với loại B có đôi chút lỗi nhỏ. Tuy nhiên, tiêu chuẩn chất lượng này vẫn rất tốt.
- Tiêu chuẩn BC: Gỗ ghép cao su tiêu chuẩn BC về mặt thẩm mỹ thì không thể so với 2 loại trên. Do đó, thành phẩm thường được dùng để làm ván lót sàn hoặc để ốp tường. Tóm lại chỉ dùng cho những nơi mà chỉ cần một mặt đẹp.
Gỗ cao su ghép đang được mở đường để xuất khẩu ra nước ngoài
4. Gỗ cao su có bền không?
Thực tế chúng ta đều biết cây cao su chủ yếu dùng để khai thác mủ, tuy nhiên đây cũng là nguồn nguyên liệu làm nội thất vô cùng quen thuộc. Các sản phẩm làm từ gỗ cao su đều có giá thành khá rẻ trên thị trường, do đó rất nhiều người dùng nghi ngờ về chất lượng của chúng và đặt ra câu hỏi rằng Gỗ cao su có thật sự tốt và bền không? Để trả lời cho câu hỏi này hãy cùng chúng tôi xem qua một số ưu điểm và nhược điểm của gỗ cao su.
3.1. Ưu điểm của gỗ cao su
- Dẻo dai và bền bỉ: Do đặc tính của cây cao su có tính đàn hồi tự nhiên nên gỗ cao su có độ dẻo dai nhất định, dễ dàng uốn cong, tạo kiểu dáng phù hợp
- Là nguyên liệu thân thiện với môi trường: Gỗ cao su được tận dụng lại từ những cây cao su sau khi đã lấy hết mủ, do đó giảm tình trạng quá tải chất thải ra ngoài môi trường. Hơn nữa loại gỗ này được cho là có thể chống lại ảnh hưởng của tàn thuốc lá, các vật liệu dễ cháy, trong trường hợp rủi ro gặp hỏa hoạn thì sàn gỗ cũng không thải các chất độc hại ra môi trường.
- Có khả năng kháng mối mọt: nhờ quá trình tẩm sấy kỹ càng bằng máy móc hiện đại nên nội thất gỗ cao su hoàn toàn có thể chống lại được sự xâm nhập và phá hoại của sâu mọt.
- Tiết kiệm chi phí: Nội thất gỗ cao su thường có giá bán rất rẻ, phù hợp với nhiều gia đình
- Nguồn cung ổn định: không khan hiếm như các lại gỗ khác, nguồn cung cấp dồi dào cho thị trường trong nước
Cây gỗ cao su sau khi khai thác hết nhựa dùng để làm nguyên liệu gỗ
- Nhiều người thắc mắc gỗ cao su đa phần đều trải qua quá trình tẩm sấy với chất hóa học như vậy thì liệu có an toàn với sức khỏe con người không? Câu trả lời đã được các chuyên gia khẳng định là gỗ cao su hoàn toàn an toàn và thân thiện với môi trường
3.2. Nhược điểm của gỗ cao su
- Độ bền ở mức trung bình: kết cấu không đặc, khả năng chịu lực không tốt. Khi xảy ra va đập mạnh, các sản phẩm nội thất gỗ cao su có thể bị biến dạng, cong vênh.
Ván gỗ ghép cao su được ghép nối từ nhiều thanh gỗ khác nhau
- Tính thẩm mỹ không cao: kích thước khổ rộng của những thanh gỗ thường khá nhỏ, dưới 150mm, nên khi gia công phải ghép nối các thanh gỗ nhỏ lại với nhau. Vì vậy, khi lên thành tấm lớn gỗ sẽ không được đều màu mà chỗ đậm, chỗ nhạt.
- Tính chất gỗ nhẹ, không cứng như các loại gỗ khác
5. Ứng dụng gỗ cao su trong đời sống
Gỗ cao su tự nhiên với màu sắc tươi sáng ánh vàng phù hợp với nhiều không gian nội thất, nhất là các không gian hiện đại. Hơn nữa khoa học công nghệ hphast triển đang dần khắc phục được những khuyết điểm của loại gỗ này. Vì thế, hiện nay các sản phẩm nội thất từ gỗ cao su đang dần thay thế cho các vật liệu gỗ tự nhiên quý hiếm đắt tiền khác. Một số đồ nội thất phổ biến làm từ gỗ cao su được ưa chuộng có thể kể đến:
5.1. Bàn làm việc gỗ cao su
Gỗ cao su có thể sử dụng làm bàn làm việc để ở nhà, thiết kế đơn giản nhỏ gọn lại khá chắc chắn, và giá thành cũng chỉ trên dưới 1 triệu đồng. Nên đây sẽ là sự lựa chọn thích hợp cho nhiều dân văn phòng.
5.2. Bàn ghế ăn gỗ cao su
Với những ngôi nhà có không gian không quá rộng và chủ nhà lại thích phong cách đơn giản, trẻ trung với thiết kế thông minh thì bàn ghế ăn gỗ cao su là một sự lựa chọn khá lý tưởng. Những mẫu bàn ghế ăn này thường được bọc thêm tấm đệm để tăng tính thẩm mỹ và che được những khuyết điểm của gỗ. Đây là bộ bàn ăn phù hợp đối với các gia đình hạt nhân (gia đình 4 người)
5.3. Tủ quần áo gỗ cao su
Với khả năng kháng mối mọt, những mẫu tủ quần áo gỗ cao su cũng được nhiều gia đình lựa chọn. Với những gia đình không có quá nhiều đồ đạc lưu trữ thì việc sử dụng kiểu tủ này cũng hợp lý vì nó không gây tốn quá nhiều chi phí. Một chiếc tủ gỗ tối giản với gam màu sáng sẽ tô điểm thêm cho không gian phòng ngủ của bạn.
5.4. Giường ngủ gỗ cao su
Nói về nội thất gỗ cao su đang được nhiều người lựa chọn nhất thì phải kể ngay đến các mẫu giường ngủ. Mặc dù các sản phẩm làm từ loại gỗ này không được đánh giá cao về độ bền nhưng các mẫu giường gỗ cao su vẫn được khá nhiều khách hàng yêu thích. Bởi giá bán của giường ngủ này khá rẻ, nhờ vào công nghệ sản xuất hiện đại mà thiết kế, kiểu dáng của giường cũng khá đẹp, lạ và bắt mắt.
5.5. Bàn trang điểm gỗ cao su
Gỗ cao su có thể dễ dàng sơn bóng bề mặt để phù ợp với màu sắc yêu thích của khách hàng. Loại gỗ này thường được sử dụng làm bàn trang điểm tạo nên nét đẹp thời thượng, tinh tế cho mọi quý cô.
5.6. Kệ gỗ cao su
Tủ kệ gỗ cao su cũng khá được ưa chuộng bởi kiểu dáng gọn nhẹ có tính ứng dụng cao, phù hợp cho cả cá nhân và gia đình
XEM THÊM CÁC LOẠI GỖ KHÁC
Gỗ mun | Gỗ Pơ Mu | Gỗ keo | Gỗ dổi | Gỗ cà te |
Gỗ gõ đỏ | Gỗ sến | Gỗ xà cừ | Gỗ xoan ta | Gỗ trai đỏ |
Gỗ mít | Gỗ huỳnh đàn | Gỗ chiu liu | Gỗ nghiến | Gỗ Lũa |
Gỗ melamine | Gỗ MDF | Gỗ Laminate | Gỗ Acrylic | Gỗ veneer |