Menu

Cây gỗ muồng đen, có tốt không, gỗ muồng đen để làm gì ?

Cây muồng đen, đặc tính sinh trường và đặc điểm hình thái của cây muồng đen, gỗ muồng đen có tốt không và thuộc nhóm mấy, ứng dụng của gỗ muồng đen với đời sống của con người?

1.Cây gỗ muồng đen:

 - Tên khác: Muồng xiêm.

 - Tên khoa học: Cassia siamea Lamarck,Senna siamea (Lamk) Iruvin & Barnby.

 - Cây muồng đen thuộc thực vật họ đậu.

2.Đặc điểm hình thái của cây muồng đen:

 - Muồng đen là cây gỗ cao 15-20m, đường kính 50-60cm; tán rộng, rậm và xanh mướt; thân hình trụ vặn xoắn, vỏ xám nâu, nứt nhỏ nông đều dặn, thỉnh thoảng tạo thành múi do thân vặn. Cây phân cành sớm, cành non có khía phủ lông mịn.

 - Lá cây muồng đen kép lông chim 1 lần, chẵn, mọc cách, dài 10-25cm, cuống lá muồng đen dài từ 2 - 3cm. Lá nhỏ 7-15 đôi, hình bồ dục rộng đến bầu dục dài, dài 3-7cm, rộng1-2cm, đầu tròn hay lõm, với 1 mũi kim ngắn; gốc lá tròn. Lá kèm nhỏ sớm rụng.

 - Cụm hoa chuỳ lớn ở đầu cành có màu vàng. Hoa thường nở vào tháng 7-12, quả chín tháng 1-4 năm sau.

 -  Quả hình đậu dẹt, nhẵn, lượn sóng, dài 20-30cm, rộng 1-1,5cm, khi chín màu đen. Mỗi quả có 20-30 hạt dẹt, hình bầu dục rộng, khi chín có màu nâu. 1 kg có khoảng 32.000 – 36.000 hạt.

3.Đặc tính sinh thái cây muồng đen:

 - Cây muồng đen  Có nguồn gốc ở Đông Nam Á, mọc ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma, Ấn Độ, Trung Quốc, Philippin,…

 - Ở Việt Nam cây mọc tự nhiên từ các tỉnh miền Bắc trở vào các tỉnh phía Nam, nhiều nhất ở Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Đồng Nai.

 - Cây muồng đen thường phân bố ở độ cao tới 1200m so với mực nước biển, nơi có lượng mưa bình quân năm trên 1500mm nhưng chịu được ở vùng có lượng mưa bình quân năm dưới 500mm.

 - Cây trung tính thiên về ưa sáng, ưa đất giàu canxi và đất bồi tụ trung tính màu mỡ, ẩm. Mọc được trên đất khô cằn, kể cả đất cát nghèo xấu. Cây mọc nhanh, sức nảy chồi khoẻ. Cây 3-5 tuổi bắt đầu ra hoa quả.

 - Cây muồng đen tái sinh bằng hạt tốt nơi đất trống, đủ ẩm; tái sinh chồi cũng tốt; chịu được cắt tỉa mạnh

4.Gỗ muồng đen là gỗ gì, thuộc nhóm mấy? Gỗ muồng đen có tốt không?

 - Gỗ muồng đen thuộc loại gỗ nhóm I ( Việt Nam ).

 - Gỗ muồng đen là loại gỗ tốt, cứng, tương đối nặng, không bị mối mọt, ít cong vênh nứt nẻ, có vân đẹp nên được dùng rất nhiều trong làm đồ gia dụng hay nội thất.

 - Gỗ có dác lõi phân biệt, dác màu trắng vàng đến trắng, dày 3-7cm, lõi màu nâu đậm đến đen tím. Thớ thẳng, kết cấu hơi thô, cứng, tỷ trọng 0,912. Lõi khó mục, không bị mối mọt, dùng trong xây dựng, đóng đồ cao cấp, đồ mỹ nghệ, trong xây dựng nhà cửa, đóng đồ gia dụng cao cấp, thường dùng để tiện trụ cầu thang giả cổ thay gỗ mun, lim, và cẩm lai.

5.Ứng dụng của cây muồng đen và gỗ muồng đen trong sinh hoạt của con người? Giá trị kinh tế của gỗ muồng đen?

 - Gỗ muồng đen thường được sử dụng làm đồ mĩ nghệ như: đồ già cổ, bàn ghế, sập, gụ, tủ, chè…, một số nơi còn chế tác làm đồ thờ cúng. Gỗ muồng đen cứng, chịu lực cao, chịu tải nước, bên và chắc, rất phù hợp làm ván sàn và sản phẩm nội thất cũng như sản phẩm mỹ nghệ. Tại xưởng chúng tôi xẻ gỗ muồng đen theo quy cách hộp vuông toàn bộ lõi, hộp vuông thô, ván sàn, dạng thanh…

 - Do có tán lá tròn, tạo bóng râm tốt, lá cây gần như xanh quanh năm, không rụng hoàn toàn, chỉ thay lá dần từ tháng 1 đến tháng 3 và hoa đẹp, mỗi năm 2 vụ,  lại dễ trồng. Vì thế, muồng đen đã được trồng khá phổ biến để làm cây bóng mát dọc đường phố hoặc cây làm cảnh trong các công viên của Việt Nam, hầu hết các tỉnh của Việt Nam đều trồng loại cây này.

 - Hiện nay muồng đen được trồng rộng rãi để lấy gỗ, trồng rừng phòng hộ, trồng làm cây phù trợ cho cây nông nghiệp và công nghiệp như chè, cà phê, trồng cải tạo đất và lấy bóng mát....

 - Hoa muồng đen không hắc, không hấp dẫn ruồi, bọ; bộ rễ của cây rất khoẻ, rễ cái ăn khá sâu, nhiều rễ ngang nhờ vậy cây ít bị nghiêng, đổ khi gió bão lớn, lại rất chịu hạn nên nhiều nơi trồng muồng đen làm hàng cây chắn gió bảo vệ đô thị.

 - Ở Trung Quốc, muồng đen được  lấy làm củi rất quan trọng của nhân dân vùng núi và nông thôn vì tốc độ nảy chồi của cây rất nhanh, củi muồng đen lại chắc, nặng, dễ cháy và có nhiệt lượng cao.

 - Phần lớn các bộ phận của cây đều có chứa ta-nanh như lá (17%), vỏ cây (9%) và quả (7%), có thể khai thác phục vụ công nghiệp thuộc da và nhuộm.

 - Trong y học truyền thống ở một số nước Đông Nam Á, quả muồng đen được dùng xổ giun và ngăn ngừa co giật ở trẻ con. Ở Campuchia, nước sắc lõi gỗ được dùng để chữa ghẻ.

 - Ở một vài nước người ta dùng quả non và hoa để trộn vào bột cà ri. Nhiều nơi, Muồng đen được phát triển rộng rãi để làm thức ăn khô cho trâu bò. Tuy nhiên lá, hoa và quả của nó lại có độc với những động vật không nahi lại như gà, vịt…

 - Rễ Muồng xiêm ăn khá rộng và sâu, có khả năng cố định đạm tự do, tán dày có khả năng ngăn hạt mưa rơi và dòng chảy, giữ đất, chống xói mòn đất bảo vệ cây nông nghiệp và cây công nghiệp hoặc trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, chịu được gió, làm vành đai chắn gió, nên được dùng làm cây cải tạo đất.

 

CÁC LOẠI GỖ KHÁC

Gỗ sồi

Gỗ óc chó

Gỗ hương

Gỗ căm xe

Gỗ lim

Gỗ sao

Gỗ cẩm

Gỗ trắc

Gỗ cao su

Gỗ tràm

Hồng đào

Gỗ thủy tùng

Gỗ ca te

Gỗ ngọc am

Gỗ trai đỏ

Gỗ kim giao

Gỗ samu

Gỗ muống đen

Gỗ trầm hương

Gỗ xoan đào

Gỗ thông

Gỗ gụ

Gỗ sưa

Cây keo

Gỗ xà cừ

Gỗ ngọc am

Gỗ thủy tùng

Gỗ hồng đào

Gỗ giáng hương

Gỗ bằng lăng

Gỗ sơn huyết

Gỗ xá xị

Gỗ kiền kiền

Gỗ anh đào

Gỗ bách xanh

Gỗ mun Gỗ Pơ Mu Gỗ keo Gỗ dổi Gỗ cà te
Gỗ gõ đỏ Gỗ sến Gỗ xà cừ Gỗ xoan ta Gỗ trai đỏ
Gỗ mít Gỗ huỳnh đàn Gỗ chiu liu  Gỗ nghiến Gỗ Lũa
Gỗ melamine Gỗ MDF Gỗ Laminate Gỗ Acrylic Gỗ veneer