Cây gỗ cẩm, có mấy loại, có tốt không, cách phân biệt
Cây gỗ cẩm là gỗ gì? Gỗ cẩm lai có tốt hay không? Phân biệt cẩm lai, cẩm chỉ, cẩm thị và cẩm sừng ra sao?... chắc hẳn là những câu hỏi đang được quan tâm nhất là đối với những ai đam mê về gỗ. Trong bài viết sau đây hãy cùng Nội Thất An Hưng tìm hiểu xem gỗ cẩm hay còn gọi là gỗ cẩm lai là loại gỗ gì, thuộc nhóm mấy, đặc điểm và tính ứng dụng ra sao nhé!
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gỗ cẩm khác nhau, chính vì vậy mà không ít người nhầm lẫn và gặp khó khăn khi phân biệt những loại gỗ cẩm. Đến với bài viết này, với những điểm đặc thưng của từng loại gỗ sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm khi phân biệt chúng.
1. Gỗ cẩm là gì?
- Gỗ cẩm: là loại gỗ cây thuộc họ đậu. Loại cây này được xếp vào loại gỗ quý hiếm do tốc độ sinh trưởng chậm và số lượng không nhiều. Gỗ cẩm bao gồm tập hợp của nhiều loại gỗ quý.
- Gỗ cẩm lai thuộc nhóm mấy?: đây là loại gỗ thuộc nhóm IA nhóm gỗ được bảo tồn và cảnh báo của thế giới.
- Phân bố: được tìm thấy ở những nơi ven sông ven suối, hoặc những vùng đồng bằng có đất đai tương đối ẩm, đất phù sa. Loại gỗ này thường xuất hiện nhiều ở các vùng Tây Nguyên, một số tỉnh như Lâm Đồng, Tây Ninh, Khánh Hòa...
- Đặc điểm hình thái:
+ Thân cây trưởng thành có đường kính trung bình từ 0.5-0.6m và chiều cao khoảng 20-25m. Vỏ cây có màu xám, thịt màu nâu hồng
Lá cây gỗ cẩm lai dạng kép lông chim một lần
+ Lá cây dạng kép lông chim một lần, dài khoảng 15-18cm.
+ Hoa nhỏ màu lam nhạt mọc thành cụm ở nách và đầu cành
+ Quả dạng đậu dẹt, hơi thắt eo ở phần có hạt và thường chỉ có 1 hạt hình thận màu đen nhạt
+ Vân gỗ nhỏ và sắc nét
- Đặc điểm nhận biết các loại gỗ cẩm:
+ Vân gỗ sắc nét, phức tạp không đồng đều, có nét độc đáo riêng.
+ Màu sắc gỗ phổ biến là màu nâu đỏ đặc trưng, sẫm màu hơn các loại gỗ thông thường, ngoài ra còn có màu vàng nâu hoặc nâu đen
+ Trọng lượng nặng hơn các loại gỗ khác, khi cầm cảm giác nặng trịch tay.
+ Cấu trúc thớ gỗ mịn, không có lỗ mọt.
+ Mùi hương đặc trưng riêng chỉ có chuyên gia lâu năm mới nhận biết được.
2. Gỗ cẩm có mấy loại?
Gỗ cẩm được chia làm 4 loại phổ biến thường thấy nhất là: Gỗ cẩm lai, gỗ cẩm thị, gỗ cẩm chỉ và gỗ cẩm sừng. Ngoài ra còn có gỗ cẩm lai Nam Phi cũng được ứng dụng nhiều do các ở Việt Nam các loại gỗ cẩm đang ngày một khan hiếm.
Cây gỗ cẩm lai ( trắc lai):
- Cẩm lai là loại cây có giá trị gỗ được xếp vào hạng cao, thuộc nhóm cây họ đậu, phân bố ở các tỉnh Tây Nguyên và miền Nam như: ĐăkLăk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Tây Ninh, Đồng Nai. Gỗ cẩm lai phù hợp với những nơi đất ẩm ven sông suối hay đồng bằng, feralit xám. Cây ưa sáng, lúc nhỏ chịu nóng.
Đặc điểm nhận biết gỗ cẩm lai là các đường vân rất rõ nét
- Gỗ cẩm lai là loại gỗ khá phổ biến nên rất dễ để phân biệt với những loại gỗ khác, với chất gỗ tốt, rất đanh và chắc.
- Gỗ cẩm lai thường có màu sắc khác biệt hẳn so với những loại cẩm khác, có màu vàng nâu hay đỏ nâu, vân gỗ rõ nét nhất trong các loại.
- Đây là loại gỗ rất bền với thời gian, rất được ưa thích làm các đồ thủ công mỹ nghệ, trang trí và đồ tiện khảm.
Cây gỗ cẩm thị (cẩm vàng)
- Cẩm thị là loại cây thuộc họ thị, có chiều cao từ 12 - 18m, vỏ cây màu đen, cây cong queo, phân cành nhiều, mềm.
- Ở Việt Nam, cây gỗ cẩm thị thường phân bố ở các tỉnh như Tây Nguyên, Khánh Hòa, Phan Rang. Ở Cam Rang gỗ cẩm thị được đánh giá rất cao không chỉ ở chất lượng mà còn ở tính thẩm mĩ.
- Gỗ cẩm thị có vân gỗ to và nét hơn gỗ Mun Sọc, độ tương phản đen trắng giữa vân và màu gỗ rất rõ nét.
- Có 2 loại cẩm thị là cẩm thị Việt Nam và cẩm thị Lào, gỗ cẩm thị Lào được đánh giá là đẹp hơn.
- Gỗ cẩm thị rất cứng, ít bị nứt vỡ hay mối mọt. Thường được sử dụng làm đồ mỹ nghệ hay thủ công cao cấp
Đặc điểm nhận biết gỗ cẩm thị là độ tương phản rõ giữa vân và màu gỗ
Gỗ cẩm chỉ (cẩm vàng)
- Gỗ cẩm chỉ có những đường vân khá mảnh và nhỏ chạy dọc thân cây nên được người dân gắn cho cái tên là cẩm chỉ. Trên thị trường hiện nay, gỗ cẩm chỉ có mức giá cao trung bình nên được sử dụng rất nhiều trong thiết kế những sản phẩm nội thất
- Gỗ cẩm chỉ có vân gỗ đẹp, màu đen xen lẫn màu vàng nâu không có quy luật, màu gỗ đậm hơn màu gỗ cẩm lai
Vân gỗ cẩm chỉ không có sự đồng nhất về kiểu dáng, màu đậm hơn gỗ cẩm lai
Gỗ cẩm sừng :
- Gỗ cẩm sừng thường phân bố ở khu vực Tây Nguyên có màu đen sẩm tương tự như gỗ mun sừng, vân gỗ màu vàng.
- Loại gỗ này có mùi thum thủm một mùi rất khác biệt với những loại gỗ cẩm khác, nên được người dân gọi là cẩm thối.
Bàn ghế gỗ cẩm sừng có màu sắc rất đặc trưng
Gỗ cẩm Nam Phi :
- Do nguồn nguyên liệu phong phú nên gỗ cẩm Nam Phi có giá thành rẻ hơn cẩm lai Việt mà màu sắc và vân gỗ lại đẹo không hề thua kém là mấy
- Là loại gỗ rất cứng, nặng nên chịu lực rất tốt và có độ bền cao.
- Thích nghi tốt với thời tiết Việt Nam nên chống nứt nẻ và cong vênh tốt.
- Màu sắc đỏ đô đặc trưng phù hợp vói mọi không gian nội thất
Gỗ cẩm lai Nam Phi cũng có vân gỗ khá bắt mắt
3. Gỗ cẩm có tốt không?
Ưu điểm
- Vân gỗ rất đẹp, sắc nét và đa dạng. Thậm chí vân gỗ cẩm còn đẹp không thua kém các loại gỗ quý như gỗ mun, gỗ sưa và vượt trội cả gỗ trắc.
- Vân gỗ giữ màu sắc rất tốt và bền với thời gian
- Chất gỗ đanh, cứng chắc, không hề bị mối mọt nên rất bền
- Để càng lâu cùng với bảo quản đúng cách, gỗ cẩm không nhũng vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên vẹn mà còn trở nên bóng mịn hơn
Nhược điểm:
- Tính cứng và nhạy cảm với biến đổi nhiệt độ nên dễ bị nứt nẻ. Để tránh nút cần có giải pháp phun PU hoặc phun lót.
- Tốc độ sinh trưởng cây chậm nên loại gỗ này đang trở nên khan hiếm báo động
- Giá thành cao, thường phù hợp với những người có nhiều điều kiện về kinh tế hơn
4. Ứng dụng và giá trị kinh tế của gỗ cẩm:
Với những ai sành gỗ thì chắc hẳn không còn xa lạ với cái tên gỗ cẩm hay gỗ cẩm lai, là một trong những dòng gỗ tự nhiên quý hiếm, cây gỗ cẩm đang được ứng dụng nhiều trong thiết kế nội thất nhà ở hay làm đồ mỹ nghệ, đồ chạm khảm, đồ trang trí. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà mỗi người sẽ chọn những loại gỗ cẩm khác nhau sao cho phù hợp. Đồ nội thất hay những sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ làm từ các loại gỗ cẩm đều toát lên vẻ đẹp độc đáo, sang trọng, tinh tế và giá trị cao góp phần tô điểm thêm cho không gian sống của mỗi gia đình.
Bộ bàn ghế gỗ cẩm lai với những chi tiết chạm trổ tinh tế
Gỗ cẩm với màu sắc sang trọng rất phù hợp làm bàn ghế đặt trong phòng khách
Bộ sofa góc chữ L gỗ cẩm vàng với thiết kế đơn giản và màu sắc tươi sáng, bóng mịn
Giường gỗ cẩm với thiết kế không quá cầu kỳ nhưng vẫn rất nổi bật nhờ những đường vân gỗ sắc nét
Cũng là một mẫu giường ngủ với chất liệu gỗ cẩm nhưng thiết kế lạ và độc đáo
Sàn gỗ cẩm lai được đánh giá cao cả về thẩm mỹ lẫn chất lượng gỗ
Bộ bàn trà gỗ cẩm thị nguyên khối tạo nên không gian đẳng cấp
Nội thất phòng bếp sử dụng gỗ cẩm lai, có thể hoàn toàn yên tâm vì độ bền của gỗ
Bàn trang điểm được chạm trổ nhiều chi tiết độc đáo tôn nên vẻ đẹp sang trọng, quyền lực
- Chính bởi sự quý hiếm và chất liệu cực kì tốt mà gỗ cẩm thường được dùng để chế tác đồ gỗ trang trí hay mỹ nghệ cao cấp
Tượng Phật Di Lặc gỗ cẩm thường có giá trị cao, được nhiều khách hàng lựa chọn đặt trong nhà
Ngoài ra gỗ cẩm còn được sử dụng làm vòng tay phong thủy vừa đẹp vừa xua đuổi được những điều không tốt
CÁC LOẠI GỖ KHÁC
Gỗ mun | Gỗ Pơ Mu | Gỗ keo | Gỗ dổi | Gỗ cà te |
Gỗ gõ đỏ | Gỗ sến | Gỗ xà cừ | Gỗ xoan ta | Gỗ trai đỏ |
Gỗ mít | Gỗ huỳnh đàn | Gỗ chiu liu | Gỗ nghiến | Gỗ Lũa |
Gỗ melamine | Gỗ MDF | Gỗ Laminate | Gỗ Acrylic | Gỗ veneer |