Menu

Cây gỗ nghiến? Gỗ nghiến là gỗ gì, thuộc nhóm mấy, có tốt không?

Hiện nay, các sản phẩm nội thất bằng gỗ đang ngày càng được ưa chuộng và phổ biến trong mọi gia đình. Bên cạnh các loại nguyên liệu quen thuộc như gỗ sồi, óc chó, tần bì,...thì không thể nào không nhắc đến một loại nguyên liệu khác đó là gỗ nghiến. Vậy cây gỗ nghiến là loại cây như thế nào? Nó có tốt không? Giá trị cúa loại gỗ này trong cuộc sống?

 

1. Cây gỗ nghiến

Cây nghiến có tên khoa học là Burretiodendron hsienmu là một loài thực vật có hoa, trước đây được phân loại trong họ Đoạn (Tiliaceae) còn hiện nay thuộc phân họ Dombeyoideae của họ Cẩm quỳ (Malvaceae) nghĩa rộng. Nghiến sống ở Trung Quốc và Việt Nam. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng ở Quảng Bình có loại cây này.

Cây nghiến là cây gỗ lớn, cao 30 – 35 m, đường kính tới 80 – 90 cm. Cành non không có lông. Lá hình trứng rộng, cỡ 10 – 12 x 7 – 10 cm; mép nguyên; gân bên 5 – 7 đôi, trong đó có 3 gân gốc; cuống lá dài 3 – 5 cm. Hoa đơn tính. Hoa đực có đường kính 1,5 cm.

Đài hình chuông, ở đầu xẻ 5 thuỳ sâu, dài 1,5 cm. Cánh hoa 5, dài 1,3 cm. Nhị khoảng 25, xếp thành 5 bó; chỉ nhị dài 1 – 1,3 cm; bao phấn hình bầu dục, dài 3 mm. Quả khô hình 5 cạnh (giống quả Khế), tự mở, đường kính 1,8 cm.

2. Gỗ nghiến và các đặc điểm của gỗ nghiến

Gỗ nghiến thuộc nhóm Nhóm IIA trong các nhóm gỗ Việt Nam.

Nghiến hay còn được gọi là Nu Nghiến là một loại gỗ quý có vân xoăn đẹp ở bướu to, thường được dùng làm bàn nghế, đồ mỹ nghệ cao cấp. Người dân một số vùng núi đá cao (chủ yếu là người Tày, Nùng) dùng gỗ nghiến để làm nhà sàn: cột nhà, sàn nhà, hoành, vì, kèo, v.v. Đi lại trên sàn không bao giờ có tiếng cót két - một đặc trưng của loại gỗ mềm dẻo. Cũng vì các đặc tính trên mà gỗ nghiến còn rất được ưa chuộng khi dùng làm các sản phẩm nội thất trong nhà như bàn ghế, cầu thang, giường ngủ,...

Gỗ nghiến thuộc loại gỗ nặng có tỉ trọng cao khoảng 950-1100kg/1m3 (độ ẩm 15%) nên khi cầm gỗ nghiến trên tay so với các loại gỗ khác sẽ thấy chênh lệch đáng kể.

Gỗ giác của gỗ nghiến có màu hơi sáng, mềm và nhẹ hơn gỗ lõi một chút. Thường được dùng để làm những bộ phận trong nhà mà ít chịu lực, như: tường ngăn, bàn thờ, giá, bàn ghế, v.v....Lõi của gỗ nghiến có màu nâu sẫm đồng đều, vòng vân rất mờ, có cấu tạo lớp.

3. Gỗ nghiến có tốt không?

Gỗ nghiến là một trong những loại gỗ tốt có tính cơ học cao, dai, bền không mối mọt ngay cả khi chôn xuống đất. Mưa gió ngoài trời chỉ có thể làm bạc màu lớp mặt. Khi được bào nhẵn thì có thể thấy được các vân hoa tinh vi như trên mặt thép của thanh kiếm Nhật (đây là cấu tạo lớp, chỉ một số loài gỗ có).

Gỗ nghiến khi được bào nhẵn thì có thể thấy được các vân hoa tinh vi như trên mặt thép của thanh kiếm Nhật (đây là cấu tạo lớp, chỉ một số loài gỗ có).

Gỗ nghiến có nhược điểm là nếu được dùng để chế đồ gỗ bằng những tấm ván mỏng thì dưới tác động của độ ẩm và nước sẽ xuất hiện trong chúng những nội lực lớn, dễ làm cho chúng bị cong, vênh hoặc thậm chí nứt vỡ. Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng, các sản phẩm nội thất của An Hưng được làm từ gỗ nghiến đều là loại gỗ dày chắc chắn nên hiện tượng cong vênh là gần như không có.

Với những đặc tính ưu việt cũng như nhược điểm như trên, gỗ nghiến vẫn là lựa chọn tuyệt vời cho những ai đang muốn tìm mua một sản phẩm gỗ tự nhiên cao cấp với tiêu chí bền, đẹp, giá cả phải chăng.

4. Ứng dụng của gỗ nghiến trong đời sống con người

Gỗ nghiến là loại gỗ cao cấp nên thông thường chỉ những gia đình có điều kiện mới có thể sử dụng. Tuy nhiên, gỗ nghiến lại có sự ứng dụng rất lớn trong cuộc sống hằng ngày. Một vài sản phẩm quen thuộc được làm từ gỗ nghiến :

-Người dân một số vùng núi đá cao thường hay dùng gỗ nghiến để làm sàn nhà, cột nhà, vì, kèo,...Đi lại trên sàn không bao giờ có tiếng cót két – một đặc trưng của loại gỗ mềm dẻo. Cũng vì các đặc tính trên mà gỗ nghiến còn rất được ưa chuộng khi dùng làm thớt.

-     Với đặc tính của mình, gỗ nghiến cũng rất thích hợp dùng để đóng những mẫu giường ngủ cao cấp, tạo nên một điểm nhấn ấn tượng cho không gian ngôi nhà của bạn. Với chất liệu là gỗ tự nhiên có nhiều đặc tính quan trọng, giường ngủ gỗ nghiến có đặc tính dễ chạm trỗ, dễ dàng xử lý theo không gian của ngôi nhà.Gỗ nghiến rất chắc chắn, bạn yên tâm rằng không bao giờ có tiếng cót két hoặc tiếng kêu như các mẫu giường gỗ công nghiệp bị lỗi. Ngoài ưu điểm về chất lượng thì một chiếc giường ngủ trang nhã, kết cấu chắc chắn cũng ngầm biểu tượng cho một hạnh phúc dài lâu, một cuộc sống vợ chồng viên mãn.

Bên cạnh những sản phẩm trên thì còn một vài sản phẩm cao cấp khác An Hưng muốn giới thiệu để bạn biết :

- “Ngọc nghiến” còn có tên gọi dân dã là nghiến "hóa thạch", mắt nghiến, nu nghiến hay bìu nghiến. Đây là phần cứng nhất của cây gỗ nghiến, được hình thành từ một "cái lỗi" hay khuyết tật nào đó như: sâu bệnh, chặt chém, bị sét đánh,... trong quá trình phát triển của cây.

- Ngọc nghiến thường được sử dụng để đóng bàn ghế, sập, làm các đồ mỹ nghệ, đồ trang trí như lộc bình, tượng thần tài, tượng cóc ngậm tiền,... với mức giá từ vài triệu cho đến vài trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng. Cụ thể, một bộ bàn ghế ngọc nghiến ở đây có giá từ 150 triệu đến 200 triệu đồng, sập có giá từ vài trăm triệu đến 1,5 tỷ đồng.

Cây gỗ nghiến là một loại nguyên liệu tốt, có ứng dụng cao trong đời sống. Tuy nhiên, bạn cần phải lựa chọn đúng nhà cung cấp để đảm bảo gỗ bạn sử dụng là đạt chuẩn, tránh tình trạng mua phải “gỗ giả”. Đây là lời khuyên An Hưng muốn dành cho người tiêu dùng.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về loại nguyên liệu này thì hãy gọi ngay đến hotline của An Hưng : 0904 922 223 để nhận được sự tư vấn cụ thể hơn.

 

 

CÁC LOẠI GỖ KHÁC 

Gỗ óc chó

Gỗ sồi

Gỗ hương

Gỗ căm xe

Gỗ lim

Gỗ sao

Gỗ cẩm

Gỗ trắc

Gỗ cao su

Gỗ tràm

Hồng đào

Gỗ thủy tùng

Gỗ ca te

Gỗ ngọc am

Gỗ trai đỏ

Gỗ kim giao

Gỗ samu

Gỗ muống đen

Gỗ trầm hương

Gỗ xoan đào

Gỗ thông

Gỗ gụ

Gỗ sưa

Cây keo

Gỗ xà cừ

Gỗ ngọc am

Gỗ thủy tùng

Gỗ hồng đào

Gỗ giáng hương

Gỗ bằng lăng

Gỗ sơn huyết

Gỗ xá xị

Gỗ kiền kiền

Gỗ anh đào

Gỗ bách xanh

Gỗ mun Gỗ Pơ Mu Gỗ keo Gỗ dổi Gỗ cà te
Gỗ gõ đỏ Gỗ sến Gỗ xà cừ Gỗ xoan ta Gỗ trai đỏ
Gỗ mít Gỗ huỳnh đàn Gỗ chiu liu  Gỗ nghiến Gỗ Lũa
Gỗ melamine Gỗ MDF Gỗ Laminate Gỗ Acrylic Gỗ veneer