Menu

Cây gỗ sơn huyết, đặc điểm hình thái, gỗ sơn huyết có tốt không, thuộc nhóm mấy ?

Gỗ sơn huyết là loại gỗ gì? Gỗ có những đặc điểm nào? Ứng dụng của loại gỗ này trong cuộc sống con người hiện nay?Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời tất cả các vấn đề liên quan đến gỗ sơn huyết, giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích trong cuộc sống.

1. Cây gỗ sơn huyết

“Sơn Huyết”  là tên gọi của người Việt Nam đặt cho loại cây này. Ngoài tên “sơn huyết” thì chúng ta còn có thể gọi là “sơn tiêu, sơn rừng” . Trên thế giới, cây sơn huyết có tên Latin là Melanorrhea laccifera Pierre, thuộc họ đào lộn hột Anacardiaceae và bộ: Cam Rutales.

- Đặc điểm sinh thái của cây sơn huyết :

Cây Sơn Huyết có cụm hoa chùm thưa ở nách, cuống hoa có lông và dài hơn hoa. Cánh đài 5, nhẵn, cánh tràng cuộn lại, phía ngoài có lông thưa. Nhị khoảng 30 chiếc, đính thành 4 hàng. Bầu nhẵn, có 1 cuống dài có lông. Noãn đính bên ở gốc, quả hạch, hình cầu hơi bị ép, rộng 3 – 4cm, gốc có mang cánh hoa tồn tại.

Mùa hoa sơn huyết thường vào tháng 10 – 12 còn mùa quả thì từ tháng 2 – 4.

- Đặc điểm của gỗ sơn huyết :

Sơn huyết là loại cây gỗ lớn nên được trồng nhằm mục đích lấy gỗ là chủ yếu. Theo nghiên cứu, cây sơn huyết  thường cao 20 – 30m, đường kínnh thường dao động từ 30 – 50cm, thân thường không thẳng.

Vỏ ngoài của cây sơn huyết có màu xám tro, nứt dọc với nhiều lỗi bì sáng, thịt vỏ dày 7 – 8mm, có nhựa mủ vàng sau cứng lại và màu đen. Lá, đơn dai, mọc cách, phiến lá hình trứng ngược, dài 12 – 20cm, rộng 7 – 10cm, 2 mặt nhẵn; Gân bên 18 – 24 đôi, nổi rõ cả hai mặt. Cuống lá dài 3 – 6mm, dẹp và ít nhiều có cánh. Cây gỗ Sơn Huyết tăng trưởng trung bình: Khi 40 tuổi có nhiều hoa 17m và đường kính 30cm.

- Trong danh mục các nhóm gỗ ở Việt Nam thì gỗ Sơn Huyết được xếp vào loại gỗ nhóm 1. Tiêu chí đanh giá của những loại gỗ nằm trong gỗ nhóm 1 này là dựa vào màu sắc, vân gỗ thớ gỗ đẹp đặc trưng, hương vị mùi vị thơm và cực kì quý hiếm, ngày càng khan hiếm, có giá bán rất cao.

2. Địa điểm phân bố

Cây Sơn Huyết được phân bố chủ yêu ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan….và thường mọc trong rừng thưa và rừng thường xanh. Khi mọc trong rừng thưa, sơn huyết có thể mọc rải rác hay thành từng đám. Chúng ta sẽ ít khi gặp sơn huyết ở rừng kín thường xanh, ở độ cao từ 200 đến 800 – 1.000m trên các loại đất cát nghèo, rất ít khi phân bố trên các loại đất có độ ẩm cao.

Ở Campuchia, sơn huyết phổ biến mọc trong rừng thưa trên phù sa cổ ở rìa đồng bằng, phù sa sông Cửu Long đến Việt Nam.

Ơ Việt Nam: cây gỗ Sơn Huyết mọc rải rác ở Quảng Nam – Đà Nẵng, Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Đồng Nai, Tây Ninh, Sông Bé, Kiên Giang, (Bình Châu) Bà Rịa-Vũng Tàu …..

3. Gỗ sơn huyết có tốt không?

Nói đến gỗ của cây sơn huyết thì đây là loại gỗ quý với nhiều đặc tính nổi bật mà không phải ai cũng biết đến.

Gỗ sơn huyết là dòng gỗ quý, lõi cứng, không mối mọt, vân gỗ mịn với màu đỏ tươi như đúng tên gọi của nó – dòng máu của núi rừng.

Màu đỏ tươi của gỗ sơn huyết kết hợp với vân gỗ mịn tạo nên điểm nhấn cho các sản phẩm được tạo ra, giúp bạn trang trí ngôi nhà của mình thêm sinh động, mang đến không khí ấm cúng cho gia chủ. Điều này càng khẳng định chắc chắn đây là “dòng màu của núi rừng”.

Nhựa cây sơn huyết rất độc, nếu một giọt nhỏ va vào da sẽ làm cháy rộp da và làm cho ngứa ngáy khó chịu. Khói của nhựa khô khi cho vào lửa sẽ làm cho tức tối ngạt thở. Điều này là điều bạn cần biết và nên cẩn thận khi dùng gỗ sơn huyết trong nhà.

4. Ứng dụng và giá trị kinh tế của gỗ sơn huyết

Gỗ sơn huyết thuộc dòng gỗ quý với lõi cứng, không bị mối mọt, đường vân gỗ mịn mang màu đỏ tươi. Với những ưu điểm này, gỗ sơn huyết thường được ứng dụng vào hoạt động sản xuất đồ gỗ thông dụng, đồ gỗ mỹ nghệ theo phong thủy với ý nghĩa đem đến sự vững chắc trong cuộc sống cũng như công việc.

Nhựa cây sơn huyết có độc nên khi gia công cần hết sức cẩn thận. Bạn có thể dùng nhựa của cây sơn Huyết để quét lớp sơn lên các vật dụng đan lát, làm cho rổ rá không thấm nước và cũng dùng để sơn tượng gỗ. Đây là một ưu điểm có sự ứng dụng cao trong đời sống hiện nay.

Được xếp vào nhóm 1 - những loại gỗ quý hiếm nên giá cả gỗ sơn huyết cũng sẽ nhỉnh hơn một chút so với các loại gỗ tự nhiên thuộc nhóm khác. Theo đó, giá thành của loại gỗ này không chỉ phụ thuộc vào tuổi đời, kích thước, khối lượng, bề mặt mà còn bị tác động bởi thị trường, đặc biệt là từ các đơn vị cung cấp. Vì thế, khi muốn biết chính xác giá gỗ sơn huyết bạn nên liên hệ đến các địa chỉ cung cấp uy tín để được tư vấn thêm.

4. Cách nhận biết gỗ sơn huyết

Sơn huyết là loại gỗ quý nhưng lại không hay được nhắc đến nhiều như gỗ hương hay sưa mặc dù gỗ sơn huyết có những ưu điểm nổi bậc không hề kém cạnh những loại gỗ quý kể trên. Điều này làm giảm sự phổ biến của gỗ với đời sống. Ngoài ra, người dùng còn thường hay nhận biết sai giữa các loại gỗ như : hương đỏ, sưa đỏ, gõ đỏ và sơn huyết bởi những loại gỗ này đều có màu đỏ gần như giống nhau. Vậy làm thế nào để nhận biết gỗ huyết sơn với các loại gỗ khác?

Thực tế nhìn vào gỗ sơn huyết điều đầu tiên bạn ấn tượng mạnh đó chính màu đỏ thẫm của gỗ rất giống với màu máu. Thậm chí màu của gỗ sơn huyết còn đậm hơn gỗ đỏ, nó chỉ kém sưa đỏ một ít so về màu sắc. Còn gỗ sưa có màu đỏ không đều nên tạo thành vân gỗ rất đẹp được nhiều người ưa chuộng. Đây là cách nhận biết bằng mắt được nhiều người áp dụng nhất.

Thông qua bài viết này, bạn đã biết gì về gỗ huyết sơn? Bạn hãy là người tiêu dùng thông minh khi chọn cho mình loại nguyên liệu tốt hoàn hảo với mức giá hợp lí. Chúng tôi sẵn sàng tư vấn cho bạn nếu bạn còn bất cứ thắc mắc ào.

Hi vọng bạn sẽ tìm được những sản phẩm nội thất cao cấp để làm đẹp cho tổ ấn của gia đình.

 

 

CÁC LOẠI GỖ KHÁC 

Gỗ óc chó

Gỗ sồi

Gỗ hương

Gỗ căm xe

Gỗ lim

Gỗ sao

Gỗ cẩm

Gỗ trắc

Gỗ cao su

Gỗ tràm

Hồng đào

Gỗ thủy tùng

Gỗ ca te

Gỗ ngọc am

Gỗ trai đỏ

Gỗ kim giao

Gỗ samu

Gỗ muống đen

Gỗ trầm hương

Gỗ xoan đào

Gỗ thông

Gỗ gụ

Gỗ sưa

Cây keo

Gỗ xà cừ

Gỗ ngọc am

Gỗ thủy tùng

Gỗ hồng đào

Gỗ giáng hương

Gỗ bằng lăng

Gỗ sơn huyết

Gỗ xá xị

Gỗ kiền kiền

Gỗ anh đào

Gỗ bách xanh

Gỗ mun Gỗ Pơ Mu Gỗ keo Gỗ dổi Gỗ cà te
Gỗ gõ đỏ Gỗ sến Gỗ xà cừ Gỗ xoan ta Gỗ trai đỏ
Gỗ mít Gỗ huỳnh đàn Gỗ chiu liu  Gỗ nghiến Gỗ Lũa
Gỗ melamine Gỗ MDF Gỗ Laminate Gỗ Acrylic Gỗ veneer