Menu

Laminate là gì? Gỗ Laminate là gỗ như thế nào, có tốt không ?

Laminate là gì? Gỗ Laminate  là gỗ như thế nào, có tốt không?

Theo một cuộc khảo sát thực tế thì nội thất gỗ vốn được ưa chuộng nhưng gia thành lại không hề rẻ dẫn đến nhu cầu tìm kiếm một loại sản phẩm khác thay thế. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đồ nội thất làm từ những chất liệu đẹp chẳng khác gỗ nhưng ưu việt cả về chất lượng lẫn kiểu dáng trong đó không thể nào không nhắc đến Laminate. Vậy Laminate là loại nguyên liệu như thế nào? Đặc tính của nó ra sao?...

1. Laminate là gì?

Rất nhiều gia đình sử dụng sản phẩm của Laminate nhưng không biết đây là loại nguyên liệu gì, có nguồn gốc và xuất xứ ra sao?

Theo tìm hiểu thì Laminate hay chúng ta vẫn quen gọi là “Formica”, có tên khoa học là High-pressure laminate (HPL), với nhiều tính năng ưu việt, chuyên được sử dụng để trang trí bề mặt thay thế gỗ tự nhiên trong lĩnh vực nội thất, đồ gỗ gia dụng như kệ tủ, bàn ghế, vách ngăn, tường ốp, sàn gỗ…

Laminate thực chất là 1 loại bề mặt, chúng được dán lên code gỗ công nghiệp để hoàn thiện hơn về chất lượng cũng như tính thẩm mỹ.

Về nguồn gốc thì Laminate được phát minh vào năm 1992 bởi Daniel J.O’Conor và Herbert A.Faber (Mỹ), sau đó nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường nội thất ở Mỹ và các nước phương Tây.

Tuy là vật liệu xuất hiện sau nhưng Laminate hơn hẳn các loại vật liệu bề mặt khác bởi các tính năng vượt trội như: chịu xước, chịu va đập, chịu nhiệt, chịu ăn mòn, chịu tàn thuốc, chống mối mọt và vi khuẩn, chống tĩnh điện… Với các tính năng này thì sản phẩm làm từ Laminate luôn đảm bảo về chất lượng cũng như tuổi thọ sử dụng.

Bên cạnh sự nổi bật về đặc trưng thì màu sắc của Laminate cũng đáng để được nhắc tới. Với sự phong phú, ngoài màu trơn, vân gỗ, vân đá, ngày nay còn có màu kim loại, ánh nhũ, 3D hay hoa văn thiết kế theo mẫu riêng với nhiều kiểu bề mặt khác nhau như mờ, mịn, gương bóng, vân nổi, vân xước… giống như thật. Dường như, không có hoa văn màu sắc hay kiểu dáng bề mặt nào mà laminate không thể làm được. Điều này giúp các sản phẩm làm ra mang tính nghệ thuật, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng kể cả những người khó tính nhất.

Cho đến nay, ngoài dòng Laminate thông thường, người ta còn phát triển thêm nhiều dòng Laminate với các tính năng chuyên dụng khác và không chỉ có Formica mà rất nhiều nhãn hiệu Laminate nổi tiếng khác trên thị trường được mọi người ưa chuộng như Wilsonart, Arborite, …

2. Gỗ laminate? Gỗ Laminate có tốt không? Ưu và nhược điểm của gỗ Laminate?

2.1. Gỗ Laminate

- Cấu tạo gỗ laminate : Laminate được chế tạo theo công nghệ HPL, cơ bản gồm 3 lớp: Overlay (lớp màng phủ bên ngoài), Decorative Paper (lớp phim tạo màu mỹ thuật) và Kraft Paper (lớp giấy nền) liên kết chặt chẽ với nhau bằng keo melamine (melamine resin) trong quá trình ép ở nhiệt độ và áp suất cao. Cấu tạo của laminate gần giống với cấu tạo của melamine nên cũng mang rất nhiều đặc tính nổi bật như melamine.

+ Lớp Overlay bên ngoài là một loại keo trong suốt có tác dụng tạo sự ổn định và độ cứng cho bề mặt gỗ . Chính vì thế mà loại gỗ công nghiệp Laminate này chống nước, chống xước ,chống va đập , chống phai màu và đặc biệt là chịu lửa khá tốt . Cùng với đó , lớp Overlay bên ngoài có tác dụng chống mối mọt và vi khuẩn khá tốt , chống lại tác động của hóa chất và dễ lau chùi .

+ Bên cạnh lớp Overlay như lớp bên ngoài để bảo vệ thì lớp Decorative Paper có các mẫu màu và mẫu hoa văn được thiết kế trên máy tính và được in ra loại phim đặc biệt này . Và dưới tác động của nhiệt độ cao ( trên 220 độ C) lớp Overlay bên ngoài sẽ bám chặt vào lớp giấy phim . Tù đó giúp cho gỗ Laminate luôn bền màu theo thời gian.

+ Đặc biệt , khi nhắc đến gỗ Laminate chúng ta không thể không kể đến Lớp Kraft Paper , nó quyết định đến độ dày mỏng của gỗ Laminate bởi số lượng của lớp giấy này . Lớp giấy này thường có màu nâu hoặc nâu xám và được ép chặt với nhau ở nhiệt độ cao . Đặc điểm nổi bật của loại giấy này là rất dai và bền.

Kích thước tiêu chuẩn cho một tấm Laminate là 1220 x 2440 mm, dày 0.6~0,8 mm với tấm loại thường và dày 0.5mm với tấm post-forming (Laminate có thể uốn cong). Bề mặt sản phẩm có nhiểu loại: mặt mờ (matt), mịn (satin), xước, vân nổi, sần, gương bóng…

2.2. Ưu và nhược điểm của gỗ Laminate

Với mỗi loại nguyên liệu thì ưu điểm chính là tiền đề giúp loại nguyên liệu đó chinh phục được khách hàng và gỗ Laminate cũng không ngoại lệ. Dưới đây là những ưu điểm bạn có thể dễ dàng thấy được :

- Màu sắc phong phú, đồng đều, bề mặt đa dạng, đồng đều,...để người tiêu dùng có thể thỏa sức lựa chọn.

- Gỗ Laminate khó trầy xước, chống va đập và chống được lửa khá tốt, giúp cho các sản phẩm nội thất luôn giữ được vẻ đẹp theo thời gian.

- Có thể uốn cong theo yêu cầu tạo dáng của nội thất, tủ bếp từ đó tạo nên các sản phẩm đa dạng về kiểu dáng tự hiện đại đến lạ mắt.

- Chịu lực cao, chịu chày xước, chịu lửa, chịu nước, chống mối mọt và hóa chất,...dễ thích nghi với môi trường xung quanh.

- Gỗ Laminate dễ dàng vệ sinh, dễ lau chùi. Đây là ưu điểm thu hút sự quan tâm củ chị em phụ nữ, các bà nội trợ trong gia đình bởi họ có thể tiết kiệm được nhiều thời gian khi sử dụng sản phẩm làm từ laminate.

- Gỗ laminate có thể khắc phục được các nhược điểm của gỗ tự nhiên như : chống được mọt xâm nhập, hạn chế được các tình trạng co ngót – cong vênh.

- Gỗ Laminate thân thiện với môi trường và an toàn đối với sức khỏe của người sử dụng. Ưu điểm này luôn nhận được sự quan tam của khách hàng bởi không ai muốn sử dụng sản phẩm có hại cho sức khỏe.

Bên cạnh những ưu điểm thì gỗ Laminate cũng có những khuyết điểm điển hình như :

- Để sử dụng được thì gỗ công nghiệp laminate phải được dán trên các loại gỗ khác như gỗ MDF hay gỗ Ván dăm. Vì vậy chất liệu các sản phẩm gỗ này phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật dán và chất liệu keo dán. Những mặt hàng phải tiếp xúc nhiều với nước tốt nhất là dùng loại cốt MDF xanh chống ẩm và viền được dán kín bằng các loại nẹp bo không thấm nước.

- Khi dán tấm laminate lên code gỗ mdf cần phải có máy móc hiện đại và keo sử dụng tốt để đảm bảo chất lượng của gỗ.

- Gỗ công nghiệp laminate không thích hợp với những không gian nội thất mang phong cách cổ điển và tân cổ điển.

-  Giá thành gỗ Laminate khá cao so với các loại gỗ công nghiệp khác. Đây là khuyết điểm khiến người dùng có sự phân vân khi chọn mua.

- Nếu sử dụng gỗ laminate trong môi trường thường xuyên bị ẩm ướt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của gỗ.

2.3. Gỗ Laminate có tốt không?

Dựa trên những ưu điểm đã nói ở trên thì gỗ Laminate chắc chắn là một loại gỗ tốt và đang rất được thị trường ưa chuộng.

So với những vật liệu truyền thống như venner, đá… laminate là vật liệu bề mặt nhân tạo nên tính năng ổn định, không bị phai màu, biến màu, nứt hay thấm nước. Bên cạnh đó, kỹ thuật gia công Laminate đơn giản cùng với sự đa dạng về màu sắc giúp cho nội thất Laminate có thể ứng dụng khá linh hoạt và đáp ứng được yêu cầu của nhiều khách hàng.

 Ngoài ra, mẫu vải silk có bề mặt mượt như vải, màu mờ đục có gợn sóng. Mẫu da khi sờ tay lên bề mặt cũng có độ nhăn nhẹ của chất liệu da tự nhiên. Mẫu hoa văn 3D hay màu nhôm xước của gỗ laminate luôn đem lại cảm giác mới lạ và độc đáo cho không gian.

Gỗ Laminate màu trơn dùng cho các trang trí có tính hiện đại như tấm ốp tường, ốp trần, quầy kệ. Loại này có hơn 100 màu để người tiêu dùng thoải mái lựa chọn.

3. Ứng dụng của gỗ Laminate trong cuộc sống

Gỗ Laminate được ứng dụng khá mạnh trong lĩnh vực nội thất hiện nay. Với đặc tính ổn định hơn, không bị phai mai, nứt nẻ hay thấm nước thì gỗ Laminate được dùng làm nguyên liệu cho nhiều sản phẩm từ tủ bếp, bàn ghế, giường ngủ, kệ ti vi,...

Tùy thuộc vào đặc điểm về màu sắc, hoa văn mà laminate được ứng dụng vào các hạng mục khác nhau:

- Laminate vân đá, vân gỗ rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay bởi chúng tạo cảm giác gần gũi, ấm cúng cho con người. Đặc biệt, bề mặt của loại nguyên liệu có độ nhám, sần sùi như gỗ, đá tự nhiên giúp không gian căn phòng có xu hướng thoáng đãng hơn. Nhà ở, văn phòng, khách sạn hay công trình công cộng thường xuyên sử dụng loại này.

- Laminate màu trơn được dùng để ốp tường, quầy kệ.

- Một ứng dụng khác của Laminate đó là sử dụng trong các sân chơi bowling bởi những đặc trưng của laminate rất thích hợp như có độ cứng, chắc, chống trầy,...từ đó cho bạn một đường bóng chính xác hơn, tạo hứng thú cho người chơi.

- Với các công trình như showroom, cửa hàng, siêu thị,… cần sử dụng các màu sắc bắt mắt thì laminate là một sự lựa chọn hoàn hảo, bạn có thể lựa chọn màu ánh nhũ với bề mặt lấp lánh, bóng gương vừa mang lại không gian sang trọng vừa làm cho khung cảnh trở nên lung linh hơn.

- Sàn nhà bằng “gỗ” sử dụng chất liệu laminate ngày càng nhiều, do laminate rẻ hơn, bền hơn, chịu mài mòn, va đập, chịu nước…tốt hơn sàn gỗ tự nhiên rất nhiều. Ngoài ra còn có thể sử dụng Laminate làm sàn nhà cho các không gian khác như nhà thi đấu, nhà luyện tập thể thao,...

- Một ứng dụng quan trọng của Laminate đó là làm nội thất của các du thuyền bởi tính năng chống nước, chống mối mọt, chống muối cũng như độ bền và tính dễ bảo dưỡng của nó rất thích hợp. Đây là một yếu tố giúp du thuyền có tính an toàn cao hơn cho người sử dụng.

Như vậy, gỗ Laminate là một sự thay thế không tồi cho các sản phẩm gỗ tự nhiên - loại nguyên liệu đang ngày một khan hiếm trên thị trường hiện nay.

Ngày nay, con người ngày càng hướng tới những vật liệu tự nhiên và thân thiện với môi trường,  trong khi đó gỗ và đá không phải là nguồn tài nguyên vô tận. Laminate xuất hiện với những đặc trưng tốt, thỏa mãn nhau cầu thị giác của khách hàng Vì thế, các sản phẩm sử dụng gỗ dán Laminate đang dần chiếm lĩnh trên thị trường đồ gỗ và tạo được chỗ đứng vững chắc trong mỗi gia đình.

 

 

 

CÁC LOẠI GỖ KHÁC 

Gỗ óc chó

Gỗ sồi

Gỗ hương

Gỗ căm xe

Gỗ lim

Gỗ sao

Gỗ cẩm

Gỗ trắc

Gỗ cao su

Gỗ tràm

Hồng đào

Gỗ thủy tùng

Gỗ ca te

Gỗ ngọc am

Gỗ trai đỏ

Gỗ kim giao

Gỗ samu

Gỗ muống đen

Gỗ trầm hương

Gỗ xoan đào

Gỗ thông

Gỗ gụ

Gỗ sưa

Cây keo

Gỗ xà cừ

Gỗ ngọc am

Gỗ thủy tùng

Gỗ hồng đào

Gỗ giáng hương

Gỗ bằng lăng

Gỗ sơn huyết

Gỗ xá xị

Gỗ kiền kiền

Gỗ anh đào

Gỗ bách xanh

Gỗ mun Gỗ Pơ Mu Gỗ keo Gỗ dổi Gỗ cà te
Gỗ gõ đỏ Gỗ sến Gỗ xà cừ Gỗ xoan ta Gỗ trai đỏ
Gỗ mít Gỗ huỳnh đàn Gỗ chiu liu  Gỗ nghiến Gỗ Lũa
Gỗ melamine Gỗ MDF Gỗ Laminate Gỗ Acrylic Gỗ veneer