Cây mít - Gỗ mít - triển vọng tương lai - ứng dụng vào cuộc sống
Mít là loại cây gắn liền với tuổi thơ của biết bao nhiêu thế hệ thời xa xưa. Lúc đó, ông cha ta đã biết ứng dụng loại cây này vào cuộc sống hằng ngày. Đặc biệt là Gỗ Mít, là phần mà được lựa chọn và quan tâm nhiều nhất hiện nay. Tuy nhiên, để tối ưu nhất công dụng của Gỗ Mít, nội thất An Hưng sẽ đồng hành cùng bạn trong bài viết này.
1. Cây mít
Cây mít có tên khoa học là Artocarpus heterophyllus, thuộc họ thực vật Moraceae (họ Dâu Tằm) mọc phổ biến ở vùng Đông Nam Á, Brazil. Và ở Việt Nam được xem là cây ăn quả với nhiều lợi ích cho sức khỏe, phổ biến hàng nghìn năm nay.
Cây mít là cây cảnh trái, thân gỗ nhỏ và thường được trồng ngoài trời, dễ thích nghi với môi trường sống, kể cả những vùng đất nghèo dinh dưỡng. Tuy nhiên, để cây mít có thể phát triển tốt, người dân thường chọn vị trí trồng mít ở những nơi khô ráo, có đủ nước tưới để sinh trưởng. Dưới đây là mô tả chi tiết về các đặc điểm nổi trội của cây mít.
- Thân cây mít : Cao từ 10-30 m, vỏ dày màu xám sẫm, phân nhiều cành, tán lá rộng 5-10 m. Các cây mít kích cỡ nhỏ có đường kính gốc từ 10cm - 20cm, cây mít trung bình đường kính gốc từ 20cm đến 30cm, cây mít lớn đường kính gốc trên 30 cm.
- Cành mít : Thân cây mít được chia thành nhiều cấp cành, cành non có lông và vết vòng lá kèm, chính các cành quyết định kích thước của tán lá. Cây có càng nhiều cành chứng tỏ cây có sự sinh trưởng và phát triển tốt.
- Lá mít: Lá đơn, mọc cách, phiến lá dày hình trái xoan, rộng hay trứng ngược, dài 7 - 15cm, đầu có mũi tù ngắn, mép lá nguyên và ở những cây non thường chia 3 thùy, mặt trên màu lục đậm bóng. Cuống lá dài 1 - 2,5cm. Lá kèm lớn, dính thành mo ôm cành, sớm rụng. Từ xa xưa đến nay, lá mít có địa vị đặc biệt dùng để lót oản cúng Phật và còn được dùng để gói thuốc lào truyền thống.
- Hoa mít: Mít là cây có hoa đơn tính đồng chu, với các hoa đơn tính của cả hai giới đều có mặt trên cùng một cây. Các cụm hoa sinh ra trên thân hay các cành chính. Các hoa đực mọc thành bông đuôi sóc. Cụm hoa đực dài, gồm nhiều hoa, có lông tơ mềm, lá bắc hình khiên, bao hoa hình ống gồm 2 cánh dính nhau ở đỉnh.Cụm hoa cái hình bầu dục ở ngay trên thân hoặc các cành già. Các hoa cái nhỏ, màu hơi xanh lục mọc thành các cụm hoa ngắn, nhiều thịt trên một đế hoa lồi, bầu nhụy thượng. Sau khi thụ phấn chúng phát triển thành quả tụ (quả phức) có thể rất lớn, gồm nhiều quả bế (quả thật) hợp thành.
- Quả mít: Thông thường mít sẽ ra quả sau 3 năm tuổi và quả của nó là loại quả phức, ăn được, hình bầu dục kích thước (30-60) cm x (20-30) cm. Mít ra quả vào khoảng giữa mùa xuân và chín vào giữa và cuối mùa hè (tháng 7-8). Vỏ ngoài được bao bọc bởi một lớp gai mềm, khi chín quả mít sẽ tỏa một mùi hương ngọt ngào. Bên trong là những thớ thịt vàng mọng, chỉ nghĩ đến đây thôi đã muốn ăn ngay lập tức.
- Hạt mít: Hạt có dạng hình thuôn dài từ 2-4cm, rộng từ 1,5-3 cm. Hạt không có nội nhũ mà chỉ có 2 lá đài. Trong hạt có chứa nhiều dinh dưỡng chủ yếu là chất bột, có thể dùng như một loại hạt lương thực để nấu ăn trực tiếp hoặc chế biến nhiều các cách khác nhau: mít sấy khô, làm mứt,.... Hạt nảy mầm khỏe và là cách để nhân giống chủ yếu.
Với khí hậu của nước ta, là điều kiện tuyệt vời để cây mít sinh sôi và nảy nở. Đây là loại cây ít sâu bệnh nên được ưa chuộng trồng nhiều bởi tính dễ trồng, ít tốn thời gian và công sức chăm sóc. Với lợi ích này của cây mít không thể không nhắc đến đó là bảo vệ môi trường. Do cây to, cao, sống lâu, chịu hạn, chịu nắng tốt, tán lá dày, xanh quanh năm, bóng râm có giá trị cải thiện môi trường cao đặc biệt ở nông thôn, mùa nắng, giữa các ruộng lúa thiếu bóng cây.
2. Gỗ mít
Gỗ mít thuộc nhóm IV trong bảng phân loại nhóm gỗ Việt Nam, là nhóm các loại gỗ có trọng lượng nhẹ, với giá thành thấp, nguồn cung dồi dào. Mặc dù vậy, gỗ mít lại rất dẻo dai, độ bền lớn với tuổi thọ cao từ vài chục năm tới cả trăm năm.
Gỗ mít lại có màu vàng sáng, khi để lâu có màu sẫm đỏ. Ngoài ra, nó có mùi thơm nhẹ, hương của nó cũng có phần nào đó gần mùi trầm, vân gỗ không nhiều nhưng thớ và chất gỗ rất mịn, mật độ mạch trong gỗ sớm cao hơn gỗ muộn, nhu mô trong mạch dễ trông thấy.
Gỗ mít là loại gỗ cứng có độ cứng cao, mật độ vừa phải, có khả năng chống nước, chống ẩm và không dễ biến dạng. Mỗi miếng gỗ dường như là một sự sáng tạo độc đáo của thiên nhiên. Điều này làm cho nó trở thành một vật liệu lý tưởng cho xây dựng và đồ nội thất. Nó được sử dụng rộng rãi trong nghệ thuật chạm khắc gỗ, lát sàn và các lĩnh vực khác. Đồng thời, gỗ mít còn có khả năng chống mài mòn, chống ăn mòn, chống nước tốt và có tuổi thọ sử dụng lâu dài
3. Phân loại Gỗ mít
Có nhiều loại gỗ mít khác nhau, tùy vào từng khu vực, địa lý, khí hậu và chất lượng của gỗ mít mà nó được chia thành 4 loại gỗ phổ biến.
Gỗ mít Nam Phi: Là loại gỗ khan hiếm nhất hiện nay, được nhập khẩu ở Nam Phi. Gỗ có tom và vân gỗ khá giống với gỗ mít. Để gỗ có thể đạt được chất lượng tốt nhất thì phải phun sơn PU, tẩm sấy cẩn thận
Gỗ mít dai: Có nguồn gốc từ Việt Nam, tuy lõi gỗ nhỏ, đường kính không lớn những gỗ khá dẻo và bền.
Gỗ mít rừng: Bởi vì chất lượng gỗ khá kém, tom gỗ khá to, không mịn nên ít được ưa chuộng. Loại cây này có trái mít giống với quả mít nhưng lại không có múi mít
Gỗ mít mật: Đây là loại gỗ được yêu thích nhất hiện nay vì màu sắc của nó tươi sáng, sang trọng. Lõi gỗ mịn, dày và sử dụng nhiều trong thiết kế. Tuổi thọ để khai thác gỗ này trung bình từ 30 năm
4. Triển vọng tương lai của Gỗ mít
Sự tăng cường nhận thức về bảo vệ môi trường đã đặt ra một trọng tâm quan trọng đối với việc sử dụng tài nguyên gỗ một cách bền vững, đặc biệt là đối với các loại gỗ quý hiếm như gỗ mít. Trước sự phát của triển khoa học công nghệ và tiến bộ trong công nghệ chế biến gỗ, Gỗ mít ngày càng trở nên khan hiếm, hy vọng rằng chúng ta có thể khai thác và tận dụng tốt hơn giá trị tiềm năng của gỗ mít, đồng thời bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
5. Những ứng dụng mới nhất về gỗ mít
Gỗ mít nhiều loại được con người vận dụng vào đa chức năng. Với các đặt tính vượt trội của Gỗ Mít như kháng mối, mọt hiệu quả, giá thành rẻ, nguồn cung dồi dào thì dưới đây chúng tôi sẽ mách cho bạn những công dụng cũng như mẫu thiết nổi bật nhất về gỗ mít.
Đến với y học, gỗ mít có công dụng như "vị thuốc quý" từ thiên nhiên ban tặng. Gỗ mít rất hiệu quả trong việc trị bách bệnh như thanh nhiệt giải độc, tăng cường hệ miễn dịch, giúp giảm đau xương khớp.
Mang trong mình ý nghĩa to lớn về tài lộc, may mắn, bảo vệ bình an và có thể xua đuổi tà khí,... Gỗ mít đã được sử dụng ngay trong việc thiết kế nội thất như bàn thờ, ghế,... các công trình xây dựng nhà ở từ cổ điển đến hiện đại. Qua kế thừa và phát huy những gì của ông cha ta từ trước, con người ngày càng tiến bộ để có thể đưa ra những tác phẩm nghệ thuật điêu luyện.
Sử dụng gỗ mít trong thi công gồm cột, cửa,.. với thiết kế dạng mái dốc cho ngôi nhà
Thiết kế, thi công nội thất bằng gỗ mít cho biệt thự
Sự chuyên nghiệp của đội ngũ thi công tạo nên ngôi nhà đầy sang trọng
Không gian nhà thoáng đãng, nhẹ nhàng ấm cúng
Thiết kế cổ điển 100% từ gỗ mít
Thiết kế sang trọng nhà hiện đại từ gỗ mít
Việt Nam là một nước đa dạng và phong phú về tinh hoá văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo. Nó được thể hiện rõ nét trong cuộc sống hằng ngày của con người. Tuy nhiên, Gỗ Mít trong việc xây dựng đền, chùa, miếu, nhà thờ,... lại không có sự phân biệt. Với bàn tay điêu khắc cùng kỹ thuật tinh xảo cho ra những tinh tuý di truyền từ nhiều đời. Các hoạ tiết hoa văn trạm trổ một các cầu kì thể hiện đậm sắc văn hoá, truyền thống dân tộc
Điêu khắc tỉ mỉ từ Gỗ Mít của các thợ mộc
Hoa văn tinh xảo từ Gỗ Mít
Toàn bộ công trình thi công từ Gỗ Mít
Gỗ Mít cho ra các thành phẩm về vật dụng tiện lợi, đồ vật trang trí phục vụ cuộc sống hằng ngày của con người ví dụ như thớt làm từ Gỗ Mít, lục bình gỗ mít,... Với mùi hương dịu nhẹ, hoa văn đẹp mắt, màu sắc cuốn hút. Thớ gỗ mịn, nhẵn bóng là lựa chọn hoàn hảo để nó có chỗ đứng trong gian bếp của bạn.
Hàng loạt thớt được làm từ gỗ mít bày bán khắp thị trường
Bàn chà được làm từ Gỗ mít
Qua bài viết trên, nội thất An Hưng đã dẫn quý khách hàng đi tìm hiểu một loạt về cây mít và Gỗ mít, giúp khách hàng có những hiểu biết thêm về các đặc tính cũng như công dụng của chúng. Hiện nay, gỗ mít không còn quá phổ biến trong việc thiết kế đồ nội thất nhưng nó vẫn mang một ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của con người Việt Nam.