Cây Gỗ lim là gỗ gì? | loại nào là tốt nhất | Nhận biết và ứng dụng của Gỗ lim
Nguồn gốc phát triển của gỗ lim, gỗ lim thuộc nhóm mấy, đặc điểm hình thái sinh học của gỗ, cách nhận biết và ứng dụng của gỗ lim trong đời sống của con người, gỗ lim có tốt không và loại nào tốt nhất, cách nhân biệt lim Lào và lim Nam phi như thế nào, gỗ lim có tốt không??
1. Nguồn gốc cây gỗ lim và sự phát triển của cây gỗ lim.
- Tên thường gọi: gỗ lim, đây là tên gọi khái quát để chỉ một nhóm các sản phẩm gỗ lấy từ một số loại lim như: lim xanh, lim xẹt ( lim vang ), hoặc các giống lim thương phẩm nhập khẩu từ nước ngoài như: lim Lào(nhập khẩu từ Lào), lim Nam Phi ( nhập khẩu từ Nam Phi ), lim Ghana, v.v..
- Người Việt gọi gỗ lim nhằm chỉ loài Erythrophleum fordii ( lim xanh ), thuộc họ Fabaceae, chi Erythrophleum, đây là một trong bốn loại gỗ thuộc nhóm tứ thiết: định, lim, sến, táu.
- Cây lim là cây gỗ lớn là cây gỗ lớn, cao trên 30m. Nếu cây mọc lẻ thường phân cành thấp, cành non màu xanh lục. Thân thẳng, tròn, gốc có bạnh nhỏ, vỏ màu nâu có nhiều nốt sàn mà nâu nhạt sau bong mảng hoặc vẩy lớn, lớp vỏ trong có màu nâu.
- Cây gỗ lim có là kép lông chim 2 lần mọc cách. có 3-4 đôi cuống cấp 2. Hoa hình chùm kép. Qủa có hình trái thuôn. Hạt dẹt màu nâu đen, xếp lợp lên nhhau, vỏ hạt cứng, dây rốn dày và to gần bằng hạt.
- Cây lim mọc chậm, là cây ưa sáng nhưng lại chịu bóng khi còn nhỏ, phân bố trên đất sét hoặc sét pha sâu dày, sống trong khí hậu nhiệt đới mưa mùa, có khả năng tái sinh hạt và chồi tốt, phân bố chủ yếu ở Việt Nam, đài loan và Trung Quốc.
2. Gỗ lim thuộc nhóm mấy, đặc điểm sinh thái của gỗ lim như thế nào?
- Gỗ lim là loại gỗ quý hiếm được xếp vào gỗ nhóm II ( Việt Nam ).
Những đặc điểm nổi bật của gỗ lim khiến bạn có thể nhận biết chúng ngay lập tức
- Gỗ lim có mùi hắc, mùn cưa khi hít vào sẽ hắt xì hơi liên tục, gây khó chịu và có thể gây dị ứng
- Đường vân gỗ xoắn rất đẹp mắt,
- Cây gỗ lim khi trưởng thành sẽ có chiều cao trên 30 m, cây cao thẳng tắp, thân gỗ và vỏ gỗ đều có màu nâu, khi ngâm dưới nước hay để lâu, thì mặt gỗ chuyển qua màu đen. Với lực kéo ngang thớ 29 kg/cm2, lực nén dọc thớ 608 kg/cm2, oằn 1,546 kg/cm2 ta thấy được khả năng chịu lực nén tốt.
- Nếu bạn còn nghi ngờ và chưa phân biết được bằng những đặc điểm trên. Thì theo một mẹo từ xa xưa đó là ngâm gỗ vào nước vôi trong. Sau một thời gian thì màu bề mặt gỗ chuyển sang màu sắc sẫm hơn hay là màu đen thì đó chính là loại gỗ lim bạn đang tìm kiếm
3. Có mấy loại Gỗ lim? Loại nào tốt nhất ?
Hiện nay, có nhiều loại gỗ lim trên thị trường và phổ biến nhất là 4 loại Gỗ lim: Gỗ lim Lào, Gỗ lim Nam Phi, Gỗ lim xanh và Gỗ lim xẹt, bạn hãy có những cái đánh giá đa chiều để tránh bị nhầm lẫn nhé.
Gỗ lim Lào
Gỗ lim Lào được trồng ở Lào và được sản xuất, nhập khẩu tại Việt Nam. Chúng có vân gỗ đa dạng, đẹp mắt, màu sắc phụ thuộc vào từng khúc gỗ, từ màu nhạt đến màu đậm, từ nâu sáng đến đen. Giá thành cao hơn so với các loại gỗ lim khác, độ bền và độ cứng cao, khó bị trầy xước, hỏng hóc
- Cửa làm từ gỗ lim Lào:
Gỗ lim Nam Phi
Gỗ lim Nam Phi là loại gỗ được trồng tại Nam Phi. Nó được sử dụng phổ biến, thay thế cho các loại gỗ lim khan hiếm tại Việt Nam. Để nhập khẩu sang Việt Nam chúng sẽ được xẻ nhỏ một cách chuyên nghiệp mà người dùng có thể sử dụng được. Gỗ lim Nam Phi có giá thành rẻ hơn gỗ Lào, khá mềm khi so sánh với các loại gỗ sàn tự nhiên. Và chúng rất đa dạng khi làm các đồ nội thất có phong cách từ cổ điển đến hiện đại
- Cửa làm từ gỗ lim Nam Phi
Gỗ lim xanh
Gỗ lim xanh thường được gọi là gỗ lim ta, có tên khoa học là Erythrophloeum fordii Oliv, thuộc họ đậu, lớp gỗ lớn. Chúng có đặc điểm tương tự với các loại gỗ lim bình thường khác. Tại Việt Nam, chúng đã số mọc ở các vùng như Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hà Giang, …
Gỗ lim xẹt
Gỗ lim xẹt có rất nhiều tên gọi như lim sét, phượng vàng, lim vang,... hay với tên khoa học là Peltophorum pterocarpum, thuộc họ đậu, lớp gỗ lớn. Điểm khác biệt nhất đó là vỏ lim xẹt có màu trắng xám, trọng lượng và độ cứng ở mức trung bình
- Gỗ lim là loại gỗ rất tốt, nhờ đặc tính cứng và chắc của mình, ưu điểm lớn nhất là không bị biến dạnh và cong vênh theo thời tiết chính vì vậy từ xưa đến nay gỗ lim vẫn được yêu thích dùng làm kết cấu chịu lực chính cho các dạng kiến trúc nhà gỗ như: cột, kèo, ba ba bốn sáu, các loại cửa gỗ nhất là những cửa gỗ mặt tiền, sàn nhà...
- Cũng như những loại gỗ khác, gỗ lim thường được nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau như: Lào, Campuchia, Tây Nguyên, hay các nước Congo và Nam Phi...Với việc siết chặt trong quả lý của cơ quan nhà nước như hiện nay thì việc sở hữu nguyên liệu gỗ lim Tây Nguyên hay Lào là rất khó khăn, vì vậy chất liệu gỗ này thường có giá thành khá cao, tuy nhiên những mẫu lim nhập khẩu hợp pháp từ Campuchia và các nước Nam Phi thường có giá mềm hơn.
4. Cách nhận biết Gỗ lim Lào và Gỗ lim Nam Phi.
- Cách nhận biết lim Lào và lim Nam phi qua màu sắc vân gỗ: Khi chưa phun màu: Gỗ lim Lào thường có màu đỏ hơn và đậm hơn nhưng khi phum màu rồi thì gỗ lim Lào thường có màu sắc sáng bóng hơn, vân gỗ lim Lào mau hơn, vân gỗ mịn hơn vì độ tuổi để khai thác gỗ lim Lào thường cao hơn gỗ lim Nam Phi.
- Cách nhận biết lim Lào và lim Nam phi qua khối lượng: về khối lượng, gỗ lim Lào thường nặng hơn lim Nam Phi nên việc vận chuyển và khai thác có phàn khó khăn hơn do đó mà giá thành cũng cao hơn, với cùng một thể tích thì gỗ lim Lào có thể nặng hơn gỗ lim Nam Phi từ 1,2 - 1,5 lần, và có thể chịu lực tốt hơn nhiều so với gỗ lim Nam Phi. Và chưa có tài liệu nào chứng minh được loại gỗ từ Nam Phi kém chất lượng và kém bền hơn gỗ lim Lào, tuy nhiên theo kinh nghiệm sản xuất của các đơn vị nội thất, gỗ lim Lào được đánh giá là có độ ổn định cao hơn khả năng chịu lực tốt hơn rất nhiều so với gỗ lim từ Nam Phi.
4. Gỗ lim có độc không?
Theo quan điểm của người Việt từ xưa: Gỗ lim có độc. Chính vì quan điểm tương truyền này mà Gỗ lim bị hạn chế trong thi công, thiết kế. Thực chất Gỗ lim không có độc nhé, trong quá trình sản xuất và chế biến, những mạt gỗ thường rất nhỏ rất sắc bay lơ lửng trong không khí thường khiến những người thợ bị dị ứng hắt hơi hay mẩn ngứa. Nhưng ngày nay, trong quá trình sản xuất, các thợ mộc đã xử lý kỹ càng, gia công cẩn thận nên các trường hợp này sẽ không còn xảy ra.
Theo quan tâm linh: Gỗ lim thường được dùng làm đình, chùa, hoặc các công trình tôn giáo nên khi có biến động các công trình trên bị phá huỷ nhưng nguyên liệu tạo nên các công trình đó đặc biệt là gỗ có thể tận dụng được trôi nổi rất nhiều trong dân gian. Nếu dùng gỗ đó làm các đồ gia dụng sẽ không tốt cho người dùng.
Xem thêm: Gỗ MDF là gỗ gì?
5. Ứng dụng của gỗ lim.
Gỗ lim là một loại gỗ quý hiếm, được sử dụng phổ biến trong các công trình có giá trị lớn. Với các tính năng vượt trội như cứng, chắc, bền, hoa vân đẹp và khả năng chống chịu tốt.
Sử dụng gỗ lim trong xây dựng nhà ở, khu di tích văn hóa dân tộc, tạo nên nét đẹp cổ truyền của nhân dân ta. Ngoài ra, thể hiện sự giàu sang, phú quý của người sở hữu nó. Sắc nâu ấm áp của gỗ lim hòa quyện cùng những đường vân tinh xảo tạo nên vẻ đẹp cổ kính, thanh tao cho những ngôi nhà sàn, nhà gỗ truyền thống. Bên cạnh đó, những công trình kiến trúc làm bằng gỗ lim như đình chùa, đền, miếu không chỉ là nơi sinh hoạt tâm linh mà còn là biểu trưng cho sự trường tồn và bản sắc văn hóa dân tộc
Gỗ lim với bàn tay tài hoa của người thợ mộc tạo nên những tác phẩm tuyệt mỹ
Thiết kế toàn gỗ lim tạo nên ngôi nhà đẹp mê ly
Công trình làm từ gỗ lim lớn nhất Việt Nam
Gỗ lim được điêu khắc trong từng chi tiết tỉ mỉ và tinh xảo
Gỗ lim từ lâu đã nổi tiếng với vẻ đẹp quyền quý, cuốn hút, đầy sang trọng cùng với độ bền bỉ vượt trội. Chính vì vậy, việc sử dụng gỗ lim trong thiết kế nội thất là lựa chọn hoàn hảo cho những ai mong muốn sở hữu một không gian sống tinh tế và đẳng cấp. Bề mặt gỗ lim láng mịn, sáng bóng, cùng với màu sắc ấm áp là sự hòa quyện tuyệt vời để tạo nên sự hài hòa và tinh tế cho tổng thể nội thất.
Bộ bàn ghế sang chảnh từ gỗ lim
Từng khối gỗ lớn của gỗ lim sử dụng để cho ra sản phẩm dày dặn, sang trọng
Phòng ngủ được làm từ gỗ lim tạo không gian ấm cúng, nhẹ nhàng
Ván sàn láng bóng từ gỗ lim
CÁC LOẠI GỖ KHÁC
Gỗ mun | Gỗ Pơ Mu | Gỗ keo | Gỗ dổi | Gỗ cà te |
Gỗ gõ đỏ | Gỗ sến | Gỗ xà cừ | Gỗ xoan ta | Gỗ trai đỏ |
Gỗ mít | Gỗ huỳnh đàn | Gỗ chiu liu | Gỗ nghiến | Gỗ Lũa |
Gỗ melamine | Gỗ MDF | Gỗ Laminate | Gỗ Acrylic | Gỗ veneer |