Menu

Cây Gỗ mun là gỗ gì, có tốt không, thuộc nhóm mấy?

Đặc tính của cây gỗ mun là gì?? gỗ mun phân bố ở đâu?? gỗ mun có tốt không?? gỗ mun thuộc nhóm mấy?? cách phân biệt giữa gỗ mun sọ, mun hoa và mun sừng như thế nào?? các ứng dụng của gỗ mun trong đời sống ra sao??

1.Cây gỗ mun:

 - Gỗ mun là loại gỗ có màu đen nó khá đặc được khai thác từ loại cây thuộc họ thị nên có thể chìm trong nước, chính vì vậy gỗ mun không thể thả trôi sông.

 - Cây gỗ mun cao từ 10 - 20m, đường kính có khi lên đến 42 - 45cm, vỏ cây có màu đen, nứt dọc.

 - Cây gỗ mun là loại cây sinh trưởng chậm, ưa sáng và sống nâu năm, trọng lượng nặng tương đương với gỗ trắc, có độ cứng cao và đặc biệt gỗ này giòn như than đá.

2. Cây gỗ mun phân bố ở đâu?? 

 - Có thể nói gỗ mun là loại cây đặc hữu ở Việt Nam, tuy nhiên nó cũng phân bố rải rác ở Lào và Campuchia, tại Việt Nam gỗ mun phát triển ở các tỉnh miền bắc như Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hòa Bình và một số tỉnh miền Nam Trung Bộ từ Bắc Bình Thuận đến Khánh Hòa.

 - Gỗ mun bao gồm: gỗ mun sừng, mun sọc và mun hoa. Mỗi loại mun lại phân bố ở các ví trí khác nhau.

 + Mun sừng : được phân bố tại miền Nam Trung Bộ từ Bắc Bình Thuận đến Khánh Hòa, cây mun sừng khi được trồng trong loại đất càng màu mỡ thì gỗ lại càng xấu, cực kì nhiều giác và tiêu tâm khủng khiếp, lõi gỗ nhỏ và vân không đẹp.

 + Mun sọc : là tài sản đặc hữu của vùng rừng núi tỉnh Tây Nguyên, gỗ mun sọc là loại gỗ cực kì quý hiếm gần như đã tuyệt chủng hoàn toàn chính vì vậy loại gỗ này có giá thành khá cao.

 + Mun hoa : đây cũng là một loại gỗ đặc hữu của vùng rừng núi tỉnh Tây Nguyên, gỗ mun hoa hầu như là tuyệt chủng hoàn toàn, đa phần mun hoa được tìm thấy dưới dạng lũa, đa phần là những tác phẩm được chế tác từ vài chục năm mới còn nguyện vẹn còn những tác phẩm các đây vài năm đa phần là chắp ghép ít hay nhiều.

3.Gỗ mun thuốc nhóm mấy trong nhóm gỗ??

 - Gỗ mun là loại gỗ quý hiếm được xếp vào nhóm 1 trong các nhóm gỗ của Việt Nam.

 - Gỗ mun là loại gỗ quý hiếm, có giá trị tâm linh cao và đang có nguy cơ tuyệt chủng với các loại mun sọc và mun hoa.

4. gỗ mun có tốt không ??

 - Gỗ mun khi khô có màu đen bóng, chống mọt, cứng, nặng, giòn nên rất khó gia công tạo nên những sản phẩm có giá trị cao trong tâm linh cũng như góc độ thẩm mĩ.

 - Gỗ mun có vân gỗ là những hoa văn sọc trắng vàng và đen hòa quyện lẫn nhau rất đẹp, chất gỗ nặng, cứng và chống được mối mọt nên được sử dụng rất nhiều trong làm đũa và các sản phẩm mĩ nghệ đem lại giá trị sử dụng cực kì bền nên tới vài chục năm đến cả trăm năm.

5.Phân biệt gỗ mun sừng, mun sọc và mun hoa:

 - Gỗ mun sừng: khi cắt ngang mặt gỗ sẽ xuất hiện vân nhẹ màu xanh như màu phân ngựa, sau một thời gian ngắn vân gỗ tự động biến mất trở thành màu đen chũi không vân, ngoài màu đen bóng gỗ sừng còn nặng tương đương với gỗ trắc, độ cứng cao và giòn như than đá, ngoài ra mun sừng khi càng được trồng tại càng vùng đắt cằn chất gỗ càng đẹp và chắc.

 - Gỗ mun sọc: lúc đầu gỗ có màu vàng xanh kaki khi để lâu gỗ sẽ chuyển thành màu đen bóng, gỗ mun sọc khi để lâu tôm gỗ và vân gỗ sẽ dần mất đi để lại một màu đen trơn rất đẹp và huyền bí, tuy nhiên gỗ mun sọc lại không đen bằng gỗ mun sừng hay mun hoa khi gõ có tiếng chat chat chứ không bụp bụp nhưng những loại gỗ khác.

 - Gỗ mun hoa : gỗ này nựng tương đương với gỗ trắc, có độ cứng cao và đặc biệt là giòn như than đá, mun hoa là loại gỗ đẹp có giá trị cao, việc chế tác một khối mun hoa rất vất vả và tốn thời gian.

 - Tóm lại : tất cả những loại mun đều rất quý hiếm và có giá trị kinh tế cao.

6.Ứng dụng của gỗ mun:

 - Gỗ mun chính là loại gỗ được giới mỹ nghệ Việt Nam hết sức nâng niu với vẻ huyền bí của nó, tính huyền thoại và độ hiếm của sản phẩm, những sản phẩm được làm từ gỗ mun có tuổi thọ rất cao càng để lâu màu càng nhẵn bóng và cuốn hút.

 - Gỗ mun thường được dùng để sản xuất các đồ dùng mỹ nghệ, đúc tượng, làm đũa...tạo nên những sản phẩm có gí trị cao.

 

CÁC LOẠI GỖ KHÁC

Gỗ sồi

Gỗ óc chó

Gỗ hương

Gỗ căm xe

Gỗ lim

Gỗ sao

Gỗ cẩm

Gỗ trắc

Gỗ cao su

Gỗ tràm

Hồng đào

Gỗ thủy tùng

Gỗ ca te

Gỗ ngọc am

Gỗ trai đỏ

Gỗ kim giao

Gỗ samu

Gỗ muống đen

Gỗ trầm hương

Gỗ xoan đào

Gỗ thông

Gỗ gụ

Gỗ sưa

Cây keo

Gỗ xà cừ

Gỗ ngọc am

Gỗ thủy tùng

Gỗ hồng đào

Gỗ giáng hương

Gỗ bằng lăng

Gỗ sơn huyết

Gỗ xá xị

Gỗ kiền kiền

Gỗ anh đào

Gỗ bách xanh

Gỗ mun Gỗ Pơ Mu Gỗ keo Gỗ dổi Gỗ cà te
Gỗ gõ đỏ Gỗ sến Gỗ xà cừ Gỗ xoan ta Gỗ trai đỏ
Gỗ mít Gỗ huỳnh đàn Gỗ chiu liu  Gỗ nghiến Gỗ Lũa
Gỗ melamine Gỗ MDF Gỗ Laminate Gỗ Acrylic Gỗ veneer