Gỗ MDF là gì, lịch sử phát triển, sản xuất và ứng dụng gỗ MDF
Gỗ MDF là gì, lịch sử phát triển của gồ MDF, sản xuất gỗ MDF như thế nào, ứng dụng của chúng với cuộc sống, ưu và nhược điểm gỗ MDF là gì
1. Lịch sử phát triển tấm ván MDF
– Lịch sử phát triển của loại ván MDF còn rất mới và non trẻ. Nhà máy sản xuất ván MDF đầu tiên được xây dựng vào năm 1964 ở New York (Mỹ), và phát triển mạnh ở các nước Bắc Mỹ và châu Âu khác từ năm 1990 liên tục đến nay. Cho đến năm 1970 trên thế giới mới chỉ có 3 nhà máy ở Mỹ công suất 39.000m3/năm đến 133.000m3/năm. Nhưng đến năm 2000 toàn thế giới đã có 291 nhà máy và công suất nhà máy lớn nhất đạt đến 340.000 m3/năm, Theo tài liệu điều tra của Công ty Metso Panelboard – MDF Industry update 2001 thì tình hình tiêu thụ ván MDF trên thị trường thế giới cũng tăng rất nhanh.
– Để đáp ứng yêu cầu của thị trường, các nước công nghiệp đã đẩy nhanh tốc độ xây dựng các nhà máy sản xuất ván MDF với sản lượng tăng bình quân hàng năm là: 15,5%.Năm 1996 toàn thế giới sản xuất ra 17,53 triệu m3 thì đến năm 2001 đã sản xuất được: 29,056 triệu m3. Theo thống kê, số lượng các nhà máy có công suất từ 25.000m3 trở lên là 224 nhà máy, tổng công suất xây dựng: 26,632 triệu m3 và hàng trăm nhà máy công suất nhỏ hơn mỗi năm sản xuất ra khoảng 2,5 triệu m3.
(Mô Hình sản xuất tấm gỗ MDF)
– Nguyên liệu để sản xuất ván MDF bao gồm các loại gỗ rừng trồng sau: Cao su (Rubber), Bạch đàn (Eucalyptus.), Keo (Acacia mangium), Thông (Pine.), Giẻ (Chestnut), Sồi (oak), Vân sam (Spruce), bã Mía, phế liệu gỗ, hoặc hỗn hợp dăm gỗ cứng và dăm gỗ mềm với mùn cưa. Nói chung đó là các loài cây được trồng phổ biến ở các nước đang sản xuất ván MDF trên thế giới. Nguyên liệu đầu vào ngoài gỗ thân cây còn có thể tận dụng cành ngọn, bìa bắp, đầu mẩu, mùn cưa của quá trình cưa xẻ.
2. Ván gỗ MDF là gì
– Thuật ngữ MDF là viết tắt của chữ (Medium density fiberboard), có nghĩa là ván sợi mật độ trung bình. Nhưng trong thực tế, MDF là tên gọi chung cho cả ba loại sản phẩm ván ép bột sợi có tỷ trọng trung bình (medium density) và độ nén chặt cao (hardboard). Để phân biệt ba loại này, người ta dựa vào thông số cơ vật lý, các thông số về độ dày và cách xử lý bề mặt của tấm ván.
– Xét về cấu tạo thì ván gỗ MDF có các thành phần cơ bản đó là: bột sợi gỗ, chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ (chất chống mối mọt, chống mốc), bột độn vô cơ. Còn nếu xét về cấu tạo vật lý thì MDF có những tính chất cơ lý cơ bản như sau:
– Tỷ trọng ( kg/m 3)
– Độ bến uốn gãy (MOR) (đơn vị MPa)
– Modul uốn (MOE) ( đơn vị MPa)
– Độ bền liên kết nội (đơn vị MPa)
– Lực giữ đinh vít ( đơn vị N)
– Độ trương nở trong nước ( tính theo phần trăm tỷ lệ )
– Độ hấp thụ nước ( %)
– Độ bền chịu nước (MOR,MOE của sản phẩm ngâm trong nước)
– Lượng formaldehyde thải ra (ppm)
3. Gỗ MDF sản xuất như thế nào?
– Các loại gỗ vụn, nhánh cây cho vào máy đập nhỏ ra, sau đó dược đưa vào máy nghiền nát ra lúc này gỗ chỉ là các sợi gỗ nhỏ cellulo tạo thành các Bột gỗ sau đó đưa bột gỗ vào sản xuất ra gỗ MDF theo 2 quy trình sau:
– Quy trình khô: keo , phụ gia được phun trộn vào bột gỗ khô trong máy trộn -sấy sơ bộ. Bột sợi đã có keo sẽ được trải ra bằng máy rải -cào thành 2-3 tầng tùy theo khổ, cỡ dày của ván đính sản xuất. Các tầng này được chuyển qua máy ép có gia nhiệt. Máy ép thực hiện ép nhiều lần ( 2 lần). Lần 1 ( ép sơ bộ) cho lớp trên, lớp thứ 2 , lớp thứ 3 Lần ép 2 là ép tiếp cả ba lớp lại. Chế độ nhiệt được thiết lập để sao cho đuổi hơi nước và làm keo hóa rắn từ từ. Sau khi ép, ván được xuất ra, cắt bỏ biên, chà nhám và phân loại.
– Quy trình ướt: bột gỗ được phun nước làm ướt để kết vón thành dạng vẩy (mat formation). Chúng được cào rải ngay sau đó lên mâm ép. Ép nhiệt một lần đến độ dày sơ bộ. Tấm được đưa qua cán hơi-nhiệt như bên làm giấy để nén chặt hai mặt và rút nước dư ra.
–Keo: chất kết dính thông dụng cho sản xuất MDF cũng như các lọai ván khác trong hiện nay là UF, PF, MF-UF, MF-PF.
4. Ván gỗ MDF có tốt không, ứng dụng thực tế vào đâu?
– Tùy theo chủng loại gỗ làm ra bột gỗ và chất kết dính cũng như các phụ gia mà chúng ta có thể sử dụng chúng vào việc sản xuất các đồ dùng nội thất gia đình và văn phòng, kho xưởng, trường học, bệnh viện…Nếu MDF được làm từ sợi composite pha phụ gia chống ẩm thì có thể dùng dùng cho một số yêu cầu ngoài trời, nơi ẩm ướt hay làm cửa gỗ công nghiệp, hoăc dùng cốt để tiếp tục dán ván lạng veneer lên hay hoặc trang trí bằng cách phủ melamine lên bề mặt.
– Đặc điểm do có độ dày khác nhau và khả năng áp dụng các máy móc chế biến gỗ hiện đại, gỗ ép rất được ưa chộng trọng ngành nội thất và xây dựng và nó đang dần thay thể các loại gỗ thịt vốn càng ngày càng trở nên khan hiếm. Ngoài ra do người ta dần kiểm soát được độ ẩm trong gỗ nên gỗ MDF có nhiều ứng dụng khác nhau.
– Gỗ MDF có thể được sản xuất từ các loại gỗ cứng và gỗ mềm. Thành phần chính của gỗ MDF là các sợi gỗ được chế biến từ các loại gỗ mềm, ngoài ra người ta có thể them vào một số thành phần gỗ cứng tùy theo các nhà sản xuất chọn được loại nguyên liệu gỗ cứng sẵn có gần đó keo khác như melamine urea-formaldehyde, hoặc keo phenolic và polymeric methylene di-isocyonate (PMDI).
5. Ưu nhược điểm của gỗ MDF
– Ưu điểm:- Không bị cong vênh, không bị co ngót hay mỗi mọt như gỗ tự nhiên.
– Bề bặt phẳng nhẵn.
– Dễ dàng sơn lên bề mặt hoặc dán các chất liệu khác lên trên như veneer, laminate, melamin.
– Có số lượng nhiều và đồng đều.
– Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên.
– Thời gian gia công nhanh.
– Nhược điểm:- Khả năng chịu nước kém với loại MDF thông thường. MDF xanh thì chống ẩm tốt hơn.
– MDF chỉ có độ cứng không có độ dẻo dai.
– Không làm được đồ trạm trổ như gỗ tự nhiên.
– Độ dầy của gỗ cũng có giới hạn nếu làm nhữ đồ vật có độ dày cao thì phải ghép nhiều tấm gỗ lại.
CÁC LOẠI GỖ KHÁC
Gỗ mun | Gỗ Pơ Mu | Gỗ keo | Gỗ dổi | Gỗ cà te |
Gỗ gõ đỏ | Gỗ sến | Gỗ xà cừ | Gỗ xoan ta | Gỗ trai đỏ |
Gỗ mít | Gỗ huỳnh đàn | Gỗ chiu liu | Gỗ nghiến | Gỗ Lũa |
Gỗ melamine | Gỗ MDF | Gỗ Laminate | Gỗ Acrylic | Gỗ veneer |