Menu

Sử dụng gỗ HDF trong thiết kế nội thất

Sự phát triển của khoa học công nghệ cùng với việc nguồn gỗ tự nhiên đang ngày càng khan hiếm khiến cho các loại gỗ công nghệ dần dần ra đời và thay thế những loại gỗ truyền thống. HDF là một trong số đó, vậy gỗ HDF là gì? Bảng màu của loại gỗ này ra sao cũng như giá cả trên thị tường hiện nay như thế nào? Chúng tôi sẽ giải quyết thắc mắc của bạn ngay trong bài viết này. 

 

1. Gỗ HDF là gì?

Gỗ công nghiệp HDF là loại gỗ được sản xuất từ các loại cây gỗ rừng nguyên khối, chúng được đem đi luộc và sấy khô tại nhiệt độ cao sau đó sẽ được xử lý hết nhựa và sấy khô hết nước. Sau đó, với máy móc hiện đại, cây gỗ này được nghiền nhỏ dưới dạng bột (siêu mịn) và kết hợp với các chất phụ gia để làm tăng độ cứng của gỗ, phụ gia chống mọt, keo chuyên dụng,… sau đó được nén ép ở áp suất cao và tạo thành các tấm gỗ có kích thước tiêu chuẩn.

Sử dụng gỗ HDF trong thiết kế nội thất

Gỗ công nghiêp HDF được tạo thành bởi 80-85% chất liệu là gỗ tự nhiên, còn lại là các phụ gia làm tăng độ cứng và kết dính cho gỗ. Hầu hết đều sử dụng lại lõi HDF đạt tiêu chuẩn E1, đây là tiêu chuẩn đảm bảo lõi gỗ có đủ độ cứng, bền, và có nguồn gốc tự nhiên, không có hại cho sức khoẻ. Lõi gỗ có thể là màu xanh hoặc màu trắng tuỳ thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào. màu của lõi gỗ không ảnh hưởng gì tới chất lượng của lõi gỗ.

2. Quy trình sản xuất gỗ HDF

Nguyên liệu bột gỗ được lấy từ nguyên liệu sản xuất sản phẩm nội thất là gỗ tự nhiên rừng trồng nguyên khối, luộc và sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao từ 1000C – 2000C. Gỗ được xử lý hết nhựa và sấy khô hết nước, với dây chuyền xử lý hiện đại và công nghiệp hoá hoàn toàn, Gỗ được đảm bảo chất lượng cao và thời gian xử lý nhanh. Bột gỗ được xử lý kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt, sau đó được ép dưới áp suất cao (850-870 kg/cm2) và được định hình thành tấm gỗ HDF có kích thước 2.000mm x 2.400mm, có độ dày từ 6mm – 24mm, ngoài ra có kích thước khác tùy theo yêu cầu.

Sử dụng gỗ HDF trong thiết kế nội thất

Các tấm ván HDF sau khi đã được xử lý bề mặt sẽ được chuyển sang dây chuyền cắt theo kích thước đã được thiết kế định hình, cán phủ lớp tạo vân gỗ và lớp phủ bề mặt, lớp phủ bề mặt thường được làm bằng Melamine Resin kết hợp với sợi thủy tinh tạo nên một lớp phủ trong suốt, giữ cho màu sắc và vân gỗ luôn ổn định, bảo vệ bề mặt.

3. Ưu nhược điểm của gỗ HDF

Ưu điểm:

  • Gỗ HDF có khả năng cách âm và cách nhiệt hiệu quả khá tốt nên được sử dụng trong các hạng mục công trình nội thất phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp, phòng họp,…
  • Bên trong ván HDF là khung gỗ xương ghép công nghiệp được sấy khô, trộn các hóa chất chống mọt, nén ép ở áp suất cao nên đã khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong, vênh so với gỗ tự nhiên.
  • Độ cứng của gỗ HDF khá cao, có khả năng chịu lực tác động lớn. Khả năng chống ẩm cực tốt. Có khả năng bám ốc vít tốt, tạo nên được những sản phẩm có độ chắc chắn cao.
  • HDF có khoảng 40 màu sơn thuận tiện cho việc lựa chọn, đồng thời dễ dàng chuyển đổi màu sơn theo nhu cầu thẩm mỹ. Đặc biệt, bề mặt ván HDF tạo được thớ và vân gần như gỗ thật. Ván nguyên thủy màu vàng như giấy carton.

Sử dụng gỗ HDF trong thiết kế nội thất

 

Nhược điểm:

-          HDF là gỗ công nghiệp cao cấp nên chúng có giá thành khá cao.

-          Gỗ HDF là loại gỗ có đặc điểm bề mặt khá giống so với gỗ MDF lõi thường nên người tiêu dùng rất dễ bị nhầm lẫn giữa 2 loại gỗ này. 

4.  Phân loại gỗ HDF

Gỗ HDF siêu chống ẩm

Loại gỗ này có cấu tạo và chức năng như tấm HDF thông thường nhưng lại có khả năng kháng nước lâu hơn, không lo bị ẩm mốc trong điều kiện thời tiết nồm ẩm. Mặt gỗ dày 3-6mm, ép chặt trên hệ cánh bằng gỗ tự nhiên.

Nhờ đặc tính chống ẩm nên loại ván gỗ này sử dụng chủ yếu trong việc đóng tủ bếp, kệ tivi để dưới sàn, tủ quần áo,... Đối với văn phòng, loại gỗ này sử dụng đóng tủ tài liệu, bàn ghế, ngăn kéo,... Mặc dù không thể so sánh được với các loại gỗ tự nhiên như óc chó, sồi, căm xe,... nhưng đây được coi là đột phá mới trong ngành nội thất, giải quyết được vấn đề lớn khi mà nguồn gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm.

 

Sử dụng gỗ HDF trong thiết kế nội thất

 

Gỗ Black HDF siêu chống ẩm

Loại gỗ này có màu đen, có cấu tạo giống như gỗ HDF siêu chống ẩm nhưng khi sản xuất được sử dụng với lực nén lớn hơn. Gỗ Black HDF siêu chống ẩm không cần dán nẹp cạnh như gỗ công nghiệp thông thường mà vẫn đảm bảo được độ chắc chắn của đồ nội thất. Việc gỗ có màu đen chỉ đơn giản là giúp cho bạn dễ phân biệt với gỗ HDF siêu chống ẩm.

 

 

Sử dụng gỗ HDF trong thiết kế nội thất

 

So sánh các loại gỗ công nghiệp: MFC, MDF với HDF

So sánh các loại gỗ công nghiệp phổ biến trên thị trường

Gỗ công nghiệp MFC: Được tạo từ lớp cốt gỗ có thể là MDF hoặc ván dăm và được phủ lên lớp bề mặt (vân gỗ hoặc màu sắc). Phần lớn đồ dùng nội thất văn phòng đều sử dụng loại gỗ này, độ dày thông thường khoảng 17mm, ngoài ra còn có độ dày khác là 18mm, 25mm.

- Ưu điểm: Dễ thi công, sử dụng cho các công trình đơn giản, kích thước bề mặt gỗ lớn.

Nhược điểm: Là gỗ được dán ép kết hợp giữa gỗ dăm và keo nên sợ nước. Hạn chế sử dụng ở các không gian ẩm ướt. Chính vì thể mà chủ yếu gỗ MFC được sử dụng để làm bàn ghế trong nội thất văn phòng.

Gỗ công nghiệp MFC

Gỗ công nghiệp MDF: Được tạo thành từ các cành cây, nhánh cây sau đó được đưa vào máy nghiền nát thành bột và trộn với keo đặc chủng để ép ra các tấm ván với kích thước khoảng  1200x2440mm. ĐỘ dày sẽ có nhiều khoảng khác nhau từ 3, 6, 9, 12, 15, 18 - 25ly. Loại gỗ này được dùng nhiều trong các ngành nội thất khác nhau, không chỉ là trong nội thất văn phòng mà còn trong cả nội thất gia đình như tủ quần áo, giường ngủ,...

- Ưu điểm: Dễ thi công, sử dụng cho các công trình đơn giản, kích thước bề mặt gỗ lớn.

Nhược điểm: Sợ nước do là gỗ công ngiệp được ép kết hợp giữa gỗ dăm và keo. Đối với loại gỗ MDF chịu nước có giá thành cao.

Gỗ công nghiệp MDF

5.  Ứng dụng của gỗ HDF

Tủ bếp gỗ HDF

Tủ bếp gỗ HDF có khả năng chịu lực cực tốt, có khả năng cách nhiệt tốt, có khả năng chịu nước thích hợp sử dụng trong môi trường nhà bếp. Đặc biệt trong điều kiện khí hậu Việt Nam nó lại càng thích hợp hơn. Tủ bếp gỗ công nghiệp sẽ có nhiều mẫu mã, kiểu dáng đa dạng để cho bạn có thể lựa chọn tốt nhất cho không gian nội thất gia đình mình.

 

Sử dụng gỗ HDF trong thiết kế nội thất

 

 

Sử dụng gỗ HDF trong thiết kế nội thất

 

 

Sử dụng gỗ HDF trong thiết kế nội thất

 

Cửa gỗ HDF

Với trọng lượng trung bình, giảm tỉ trọng công trình và hạn chế tình trạng xệ cánh, cách âm, cách nhiệt; không bị cong vênh, co ngót, mối mọt như gỗ tự nhiên và dễ lắp đặt. Với khả năng cách âm, cách nhiệt tốt loại cửa này rất phù hợp khi sử dụng cho không gian phòng ngủ, phòng học, phòng làm việc vì những gian phòng này đều cần yếu tố yên tĩnh. 

Như đã nói ở trên cửa gỗ HDF được sấy khô và tẩm hóa chất mọt, mối nên khắc phục được nhược điểm nặng, dễ cong vênh so với gỗ tự nhiên. Đồng thời, với hơn 40 màu sơn việc lựa chọn màu sắc chọn lọc sẽ thuận tiện hơn, phù hợp với thẩm mỹ của nhiều người. 

 

Sử dụng gỗ HDF trong thiết kế nội thất

 

 

Sử dụng gỗ HDF trong thiết kế nội thất

 

 

Sử dụng gỗ HDF trong thiết kế nội thất

 

 

Sử dụng gỗ HDF trong thiết kế nội thất

 

Sàn gỗ HDF

Trên thị trường hiện nay mức giá trung bình cho sàn gỗ HDF là 450.000-800.000 VNĐ/m2. Mức giá này khá phù hợp với khách hàng muốn sử dụng sàn gỗ tự nhiên nhưng chi phí thấp hơn sàn gỗ tự nhiên và có đặc tính kỹ thuật ổn định bền đẹp. Do đặc tính kỹ thuật cao nên rất ít đơn vị sản xuất ra được loại sàn gỗ HDF chất lượng cao, chính bởi vậy khi lựa chọn đơn vị cung cấp sàn gỗ cần rất chú ý, tham khảo cẩn thận, kĩ lưỡng.

Tủ quần áo gỗ HDF

Cũng như các sản phẩm nội thất làm từ gỗ HDF khác, tủ quần áo gỗ HDF cũng được rất nhiều người tin tưởng sử dụng bởi tính thẩm mỹ, sự phong phú đa dạng trong mẫu mã, giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn.

Với bề mặt nhẵn bóng, đồng đều, tôn lên nét đẹp hài hòa, sang trọng trong không gian. Không chỉ vậy bề mặt ván HDF có thể tạo thớ, tạo vân gỗ như thật, đẹp ấm áp và tinh tế, đáp ứng nhu cầu tham mỹ của người dùng đặc biệt là phù hợp với những ai yêu thiết họa tiết vân gỗ.

 

Sử dụng gỗ HDF trong thiết kế nội thất

 

 

Sử dụng gỗ HDF trong thiết kế nội thất

Gỗ công nghiệp nói chung, gỗ công nghiệp HDF nói chung đã và đang nhận được lời khen của rất nhiều người tiêu dùng bởi những đặc tính ưu việt mà nó đem lại. Với bài viết này hy vọng bạn đã có thể hiểu hơn những đặc điểm của gỗ HDF và có sự lựa chọn hợp lý, đúng đắn cho những món độ nội thất của gia đình mình.