Menu

Cách đặt bàn thờ Ông Địa chuẩn phong thủy, thu hút tài lộc

Là loại hình tín ngưỡng dân gian xuất hiện từ rất lâu đời, thấm đượm trong lối sống và mang nhiều giá trị truyền thống quý báu, tục lệ thờ cúng tổ tiên hay các vị thần thể hiện sâu sắc quan niệm nhân sinh. Trong mỗi gia đình Việt Nam, ngoài ban thờ tổ tiên thể hiện lòng biết ơn, thành kính đối với những người thân yêu, ta còn bắt gặp hình ảnh bàn thờ Ông Địa - Thần Tài. Đặc biệt là đối với những gia đình, hộ kinh doanh thì bàn thờ này lại thiêng liêng hơn cả. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách đặt bàn thờ Ông Địa đúng, chuẩn. Trong bài viết này, hãy cùng An Hưng tìm hiểu ý nghĩa và cách đặt bàn thờ Ông Địa chuẩn phong thủy, thu hút tài lộc nhé!

 


Ý NGHĨA CỦA VIỆC THỜ CÚNG THỔ ĐỊA


Thờ cúng Ông Địa - Thần tài là hình thức thờ cúng được người Hoa truyền lại, với niềm tin sẽ mang tới tài lộc, giúp giữ của, nhiều may mắn cho gia chủ. Ông Địa hay còn được gọi là Thổ Địa hay Thổ Công được dân gian lưu truyền là người cai quản một vùng đất. Bởi vậy mới có câu “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá” 

Đối với các gia đình, Thổ Địa - được xem là vị thần hộ mệnh cai quản đất đai, nhà cửa. Tục lệ thờ cúng vị thần này sẽ mang tới cho gia chủ cuộc sống bình an, tránh sự xâm phạm của những thế lực tâm linh xấu xa. Đồng thời, Ông Địa còn giúp gia chủ giữ đất đai, của cải. 

Nhiều gia đình hiện nay có tục thờ Ông Địa - Thần tài quanh năm. Đây là một cặp tượng thờ, về hình chỉ có 1 ông Địa và 1 Thần tài. Nhưng ít ai biết mỗi một vị như vậy là đại diện cho 5 người. Cụ thể, Ông Địa tượng trưng cho 5 vị thần khác nhau : Đông phương Thanh Đế, Tây phương Bạch Đế, Nam phương Xích Đế, Bắc phương Hắc Đế và Trung ương Huỳnh Đế.

Ảnh Thần tài (bên trái) và Ông Địa (bên phải)

Ảnh Thần tài (bên trái) và Ông Địa (bên phải)

Lưu truyền tới ngày nay, Ông Địa được miêu tả với nhiều mẫu hình dáng khác nhau, tùy vào văn hóa vùng miền. Tuy nhiên, được phổ biến nhất là hình ảnh vị thần với bụng to, tay cầm quạt mo, vẻ mặt hiền lành miệng cười khoái chí và có lúc thì thổ địa cũng xuất hiện với hình ảnh một ông già phúc hậu với râu tóc bạc phơ, đầu đội mũ mỏ quạ. Rất được xem trọng trong tín ngưỡng Phật giáo, Ông Địa được nhiều Phật tử thờ cúng siêng năng, với hy vọng mang tới bình yên, may mắn.

Ông Địa có khuôn mặt phúc hậu và nụ cười tươi

Bàn thờ Ông Địa có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống tinh thần. Bởi người Việt tin rằng, việc thờ cúng chu đáo, đủ đầy vị thần này sẽ nhận được may mắn, thuận lợi trong công việc làm ăn cũng như trong cuộc sống. Vì vậy mà Cách đặt bàn thờ Ông Địa chuẩn phong thủy, thu hút tài lộc nhận được rất nhiều sự quan tâm. 

Ban thờ Ông Địa - Thần Tài

Ban thờ Ông Địa - Thần Tài

CÁCH ĐẶT BÀN THỜ ÔNG ĐỊA CHUẨN PHONG THỦY


Bàn thờ Ông Địa rất phổ biến trong nhiều gia đình Việt Nam, tuy nhiên nhiều gia chủ còn gặp khó khăn ở việc bài trí bàn thờ Ông Địa sao cho đúng, đầy đủ đồ vật lễ để rước vượng khí vào nhà. Bài viết này, mời bạn cùng An Hưng tìm hiểu ngay nhé!


BÀN THỜ ÔNG ĐỊA GỒM NHỮNG GÌ?

Ban thờ Ông Địa - Thần Tài

  • Tượng Ông Địa - Thần Tài, được thỉnh và thờ chung với nhau
  • Bài vị
  • 3 Chóe thờ: Hũ gạo, hũ muối, hũ nước
  • Bát hương thường đựng tro trấu hoặc cát trắng
  • Ông Cóc
  • Lọ hoa
  • Kỷ chén thờ (thường được bày 5 chén)
  • Mâm bồng (hoa quả)
  • Minh đường tụ thủy (Bát nước đựng cánh hoa)
  • Nậm rượu
  • Đèn thờ

VỊ TRÍ ĐẶT BÀN THỜ ÔNG ĐỊA ĐÚNG CHUẨN


Bàn thờ Ông Địa - Thần Tài với mong muốn rước vượng khí, thỉnh tài lộc, an yên về nhà. Do đó, vị trí đặt bàn thờ ông địa chuẩn phong thủy là rất quan trọng. Thông thường, vị trí đặt bàn thờ là vị trí thông thoáng, không vướng tầm nhìn, dễ quan sát được mọi vật xung quanh. Quan niệm dân gian, bàn thờ của hai vị thần này thường được đặt sát tường ở dưới đất, đặc biệt là thường tại một góc nhà: góc ra vào,... Đặc biệt, tránh đặt bàn thờ ở vị trí chân cầu thang, cạnh phòng tắm hoặc nhà vệ sinh. Bởi đây là những nơi vô cùng kiêng kỵ, không phù hợp cho một không gian thờ cúng linh thiêng và trang trọng. 

Ban thờ Ông Địa - Thần Tài


Về hướng đặt bàn thờ, người ta sẽ dựa vào 2 hướng tốt, đó là hướng tốt của gia chủ (thường phụ thuộc vào tuổi của gia chủ) và hướng đón may mắn (hướng đón tài lộc từ bên ngoài).
Một lưu ý nữa là khi đặt bàn thờ thần tài nên chọn các cung Thiên Lộc, Quý Nhân vì đây là những điềm lành, mang lại tiền tài và sự may mắn, thịnh vượng cho gia chủ.

  • Cung Thiên Lộc: quay về hướng Đông Nam, hướng này sẽ giúp gia chủ đón nhiều vận khí, mang lại nhiều may mắn, tài lộc. Đặt môn vị chính sẽ giúp mang lại nhiều may mắn, tài lộc cũng như công danh thăng tiến tốt đẹp cho gia chủ. Cùng với đó, Lộc này thường sinh ra những người khỏe mạnh, khôi ngô tuấn tú, được trời phú cho sự thông minh, tài giỏi kinh doanh. Do đó, bố trí bàn thờ ông địa theo cung này là cát khánh và có ý nghĩa rất tốt. 
  • Cung Quý Nhân: chỉ hướng Tây Bắc, ngụ ý chủ nhân sẽ luôn được quý nhân phù trợ, công việc làm ăn thuận buồm xuôi gió, mang đến sự nghiệp vẻ vang, công danh hanh thông và con đường thăng quan tiến chức rộng mở. Điềm dữ cũng hóa điềm lành.

BÀI TRÍ BÀN THỜ ÔNG ĐỊA ĐÚNG, CHUẨN

Bài trí bàn thờ Ông Địa đúng, chuẩn 

  • Vị trí đặt tượng thờ Ông Địa - Thần tài: Tượng Thổ Địa được đặt ở bên phải, Thần Tài đặt ở bên trái, phía sau là bài vị. Bàn thờ Ông Địa Thần Tài phải dựa vào tường, ở nơi sạch sẽ, thoáng mát.

  • Vị trí đặt bát hương: Chính giữa bàn thờ, bên trong sử dụng tro trấu hoặc cát trắng tinh khiết và một túi đồ gồm: thiết vàng, thiết bạc, thạch anh, ngọc, mã não, xà cừ, san hô đỏ,... Để tránh bát hương bị động, người ta dùng keo gắn vào bàn thờ. Khi bốc bát hương này phải chọn ngày lành tháng tốt và theo một số phong tục nhất định. Nếu trong quá trình dọn dẹp, thờ cúng mà bát hương bị xê dịch sẽ ảnh hưởng đến việc làm ăn của gia chủ.

  • Vị trí đặt 3 Chóe thờ: Đặt giữa hai vị thần. Ba hũ này sẽ được dùng để thờ quanh năm và đến cuối năm mới được thay mới.

  • Mâm bồng và bình hoa: Bình hoa thường đặt bên tay phải, đĩa hoa quả đặt bên trái (Theo phong thủy, bình hoa Đông - Tây quả). Tức là phương Đông đặt bình, Tây đặt quả.

  • Kỷ chén thờ: Khi thắp nhang gia chủ phải rót 5 chén nước xếp theo hình chữ thập – tượng trưng cho ngũ hành phát sinh, phát triển. Đồng thời 5 chén nước cũng đại diện cho 5 vị thần đã nói ở trên.

  • Minh đường tụ thủy: Đặt ở phía ngoài cùng, sử dụng một chiếc tô sứ thật đẹp, lòng nông và đổ đầy nước sau đó rải đều những bông hoa lên trên mặt nước. Với ngụ ý giữ tiền của không để tiêu tan.

  • Tượng ông cóc:  khi chưng cóc ngậm tiền bạn nhớ lưu ý, ban ngày quay cóc ra ngoài, ban đêm phải quay cóc vào trong để giữ tài lộc

Ngoài ra, theo dân gian, “Tỏi” giúp xua đuổi các tà khí. Do đó, gia chủ cũng có thể đặt thêm một đĩa tỏi 5 củ tươi đẹp hoặc một bó tỏi khi bày trí bàn thờ Ông Địa. đặt tỏi giúp Ông Địa trừ được “phù thủy vong binh”, chống lại các chủ nhân gian ác, phá bàn thờ bằng Bùa ngải. 

CÁCH ĐẶT BÀN THỜ ÔNG ĐỊA CHO NHÀ CHUNG CƯ

Xã hội phát triển, diện tích đất ở của con người càng bị thu hẹp. Tuy nhiên, tín ngưỡng thờ cúng từ bao đời vẫn được người Việt gìn giữ và phát huy. Do đó, việc đặt bàn thờ Thổ Địa - Thần tài trong nhà chung cư là điều nên làm và cần thiết. Thờ cúng với tấm lòng thành tâm, tôn kính sẽ giúp gia đình luôn bình an, tài lộc dồi dào, thăng quan tiến chức.


Tuy nhiên, với diện tích khiêm tốn cũng như nhiều bất cập, bạn cũng cần lưu ý để có cách đặt bàn thờ Ông Địa cho nhà chung cư chính xác nhất.
Bàn thờ Thần tài phải đặt ở nơi thông thoáng, sạch sẽ. Mặt sau áp sát vào tường nhà để tăng thêm sự chắc chắn và bền vững. Vị trí tốt nhất là phòng khách. Cách xác định thông dụng nhất hiện nay là đặt ngay cửa chính sẽ mở ra một góc 90 độ. Vị trí này được coi là vượng khí, tài lộc của căn hộ.
Không đặt bàn thờ phía dưới tranh ảnh, loa đài, tivi, quạt trần, điều hòa. Cũng không nên bố trí bàn thờ phía dưới hoặc phía trên đường ống nước thải trong căn hộ chung cư. Không đặt gần nhà tắm, nhà vệ sinh, bếp nấu, nơi ẩm thấp, u ám.

Bởi vì những khu vực như vậy, các vị thần sẽ không muốn cư ngụ. Đồng thời làm mất đi vẻ tôn nghiêm của thần thánh. Hơn nữa, nước và bụi bẩn trong quá trình sinh hoạt rất dễ văng lên bàn thờ nếu đặt gần bếp hoặc nhà vệ sinh. Có thể sự tức giận của thần linh đã mang đến tai họa cho gia đình thay vì phù hộ.
Ngoài ra, hiện nay, tại một số các căn chung cư đều có bàn thờ thổ địa, thần tài để cầu tài lộc, may mắn cho cả tòa nhà. Nếu chưa có đủ điều kiện, bạn có thể mua đồ lễ và làm lễ ngay tại bàn thờ của sảnh tòa nhà vào các ngày đặc biệt hay hôm rằm, mùng 1. Bởi tấm lòng thành tâm mới là cốt lõi của phong tục thờ cúng.


MỘT SỐ LƯU Ý GIÚP ĐẶT BÀN THỜ ÔNG ĐỊA CHUẨN PHONG THỦY

Bạn cần lưu ý một số điều sau trong cách đặt bàn thờ ông địa chuẩn phong thủy để có được không gian thờ cúng thành kính, tôn nghiêm

  • Không được để hương chồng chéo lên nhau, không được cắm hương xuyên qua gói Thất bảo, vì khi đó các vị thần linh sẽ không thể chứng giám cho gia chủ.
  • Tượng Ông Địa Thần Tài sau khi thỉnh về phải dán chữ nho vào sau bàn thờ thì mới linh ứng
  • Không được thiếu bài vị gương, bát thần tài, lọ muối, gạo, nước khi thờ cúng ông Địa.
  • Tránh để hoa quả héo trên bàn thờ
  • Tránh để Thiếu tượng ông Cóc hoặc đặt không đúng vị trí
  • Tránh thỉnh Thần về không đúng theo phong tục. Hoặc quá trình thỉnh về rất sơ sài, thiếu chu đáo, mất lộc.
  • Không Thờ Thần Tài chung với Quan Âm Bồ Tát. Bởi vì Bồ Tát tượng trưng cho sự tốt lành, hướng Phật. Trong khi đó, Thần Tài lại là vị thần dân gian, diệt trừ kẻ xấu.
  • Lựa chọn màu sắc bàn thờ hợp với mệnh của gia chủ sẽ thu hút được nhiều tài lộc, tránh xung khắc.

 

Trên đây là bài viết “Cách đặt bàn thờ Ông Địa chuẩn phong thủy, thu hút tài lộc”. Chúng tôi hy vọng bài viết đã mang tới những thông tin thú vị, giúp bạn hiểu rõ ý nghĩa và tìm ra cách bố trí bàn thờ Ông Địa phù hợp, mang lại tài lộc, may mắn cho bản thân và gia đình.