Trồng cây thủy sinh đem lại sức sống cho không gian nội thất
Hiện nay con người ngày càng có xu hướng sống gần gũi với thiên nhiên hơn để có thể giúp cơ thể được thư giãn, không gian sống được trong lành hơn các loại cây xanh giúp tươi mát thêm ngôi nhà, không gian làm việc là một lựa chọn thông minh. Tuy nhiên ngoài cách loại cây trồng cạn những loại cây trồng ưa nước và kết hợp trồng trong bể cá cảnh cũng rất được ưa chuộng hiện nay. Với bài viết ngày hôm nay, Nội thất An Hưng sẽ chia sẻ với bạn những thông tin hữu ích về cây thủy sinh đem lại sức sống mới cho không gian nội thất.
1. Cây thủy sinh là gì?
Cây thủy sinh hay còn gọi là cây sống dưới nước (sử dụng trong thú chơi thủy sinh) là thực vật thích ứng được trong môi trường nước ngọt. Chúng có thể sống hoàn toàn trong nước, một phần trong nước hoặc trong môi trường ẩm ướt như bùn.
Cây thủy sinh thường được trồng bên trong các bể cá, trong hồ, bể thủy tinh đê làm cảnh, tạo không gian tự nhiên, tạo lớp thảm thực vật cho các loại động vật thủy sinh khác phát triển. Cây thủy thủy dù là loại bày trên bàn hay trong bể cá cũng giúp tạo ra một hệ sinh thái đa dạng, xanh tốt giúp không gian thêm màu sắc và đem lại sự thư giãn cho con người.
2. Tác dụng của cây thủy sinh
Cây trồng trong bể cá, bể thủy tinh
Hệ thống lọc nước
Các loài thủy sinh có thể hấp thụ và loại bỏ chất thải do các sinh vật trong nước, thức ăn thừa, vật liệu phân hủy và các kim loại nặng tạo ra. Nếu như bộ lọc cơ học càng lâu sẽ càng mất đi hiệu quả thì thực vật thủy sinh sẽ ngày càng phát triển và lọc liên tục, giúp nước luôn có chất lượng tốt.
Các loại cây thủy sinh khi để trong bể cá còn giúp bổ sung một khoảng trống ở bề mặt, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có lợi phát triển, cung cấp thêm lọc sinh học cho bể cá cảnh.
Cung cấp oxy cho bể cá
Thay vì lọc khí liên tục bằng viên sục khí và máy thổi khí vào bể cá thì bạn có thể thay thế vào đó các loài cây sống dưới nước. Những loại cây này có thể vừa cung cấp đủ oxy, vừa hấp thụ được lượng CO2 mà cá thải ra.
Loại bỏ rêu tảo
Khi xử lý, vệ sinh , làm sạch bể nuôi cá một vấn đề mà nhiều người vẫn khó khăn đó là tình trạng rêu tảo phát triển. Những loại rêu tảo này phát triển trong bể là do các chất dinh dưỡng dư thừa và ánh sáng có trong bể. Khi trồng các loại cây thủy sinh cây sẽ hấp thụ chất inh dưỡng thừa đẩy lùi được tảo rêu bám bể. Bạn sẽ không cần mất quá nhiều thời gian để dọn dẹp bể cá.
Nơi trú ngụ của cá
Cá có thể sẽ cắn vây nhau nếu tranh giành chỗ trú ngụ chính vì thể cần tạo nhiều nơi trú ẩn cho cá hơn. Có một số loại cá còn sinh sản, đẻ trứng, làm tổ nên khi trồng các loại cây thủy sinh chúng vừa có nơi trú ngụ vừa có chỗ đẻ trứng
Sinh động bể cá
Một thực tế không thể phủ nhận được là các loại cây thủy sinh này sẽ đem đến sự sinh động, hấp dẫn, đa dạng hơn cho không gian bể cá.
2. Cây trồng để bàn
- Trang trí cho không gian thêm màu sắc đặc biệt là các không gian văn phòng, bàn làm việc. Điều này có thể giúp lọc bớt không khí, làm khí nóng từ các thiết bị điện tỏa nhiệt ra.
- Tăng hứng thú làm việc, sắc xanh của tự nhiên luôn nịnh mắt người nhìn và kích thích sự sáng tạo tốt hơn.
- Một số loại cây thủy sinh ngoài tác dụng thanh lọc không khí, chất độc, bức xạ tốt còn có yếu tố phong thủy rất tốt như mang đến vận may, tài lộc cho người sở hữu.
- Tiết kiệm không gian diện tích cho căn phòng vì những loại cây này thường nhỏ và không quá lớn.
3. Phân loại cây thủy sinh theo cấp độ
Cây thủy sinh cấp độ I (loại dễ trồng)
- Những loại cây này có thể phát triển mạnh và phát triển tốt trong hồ thủy sinh ánh sáng yếu.
- Không cần cung cấp CO2 nhưng vẫn nên cung cấp thêm CO2 cho cây để cây sinh trưởng tốt hơn.
- Không tốn công sức chăm sóc vì cây phát triển chậm.
- Đất nền cần lúc bắt đầu trồng và phân nước được sử dụng hàng tuần.
Các loại cây thủy sinh cấp độ I như ráy lá nhỏ, Lệ Nhi, Cỏ thìa,…
Cây thủy sinh cấp độ II (tương đối dễ trồng)
- Những cây thủy sinh này cần ánh sáng tối thiểu 0.5watt/lít nước để phát triển mạnh.
- Cung cấp CO2 để giúp cây phát triển tốt với màu sắc và mật độ.
- Thời gian chăm sóc từ 30 phút – 1 giờ hàng tuần bắt buộc tùy thuộc vào sự tăng trưởng và phát triển của cây.
- Đất nền và phân nước không cần bắt buộc, có thể sử dụng phân bón đặc biệt.
Cây thủy sinh cấp độ II như cỏ đỏ, rau má hương, cỏ bợ,…
Cây thủy sinh cấp độ III (khó trồng)
- Những loại cây này sẽ cần ánh sáng 1 watt/ lít nước hoặc nhiều hơn để phát triển mạnh.
- Cung cấp CO2 liên tục.
- Thời gian chăm sóc từ 1-2 giờ hàng tuần. Sự tăng trưởng cây có thể gây ra khó khăn.
- Đất nền, phân nước và phân đặc biệt là bắt buộc.
Cây thủy sinh cấp độ II như cỏ giấy, trân châu Nhật, trân châu Cuba,…
4. Các trồng các loại cây thủy sinh
Mỗi loại cây thủy sinh sẽ có một đặc tính sinh trưởng, sinh sản khác nhau. Chính vì thế có nhiều cách chăm sóc cũng như nhân giống khác nhau như bằng hạt, bằng chồi, tách dcaay, giâm cành,…
- Đối với cây nổi: bạn nên tách những nhánh nhỏ hoặc phần phân cắt của cây và thả trên mặt nước.
- Đối với những cây cứng có thể mọc thẳng lên không cần nước như dương xỉ hoặc những cây có hệ rễ phát triển như súng ta cần gạt sỏi và đá ra. Trồng cây bằng cách đặt rễ và đất dinh dưỡng hay cát, phủ rễ lại, xếp một hay nhiều hạt sỏi bao quanh gốc cây để ngăn cho chúng khỏi bị bật rễ và nổi lên, nhất là đối với các loài có cổ rễ không được ấn sâu. Cũng có thể buộc gốc cây vào đá rồi lấp sỏi cát lên để che gốc và hệ rễ.
- Đối với những cây trồng đã bén rễ từ thân, bạn nên chọn những đoạn thân cây, rồi dùng các khúc này cắm vào nền bể kính. Chỉ chọn 2-3 đoạn hay hơn và xếp đặt theo sự phối hợp thẩm mỹ, để khi cây phát triển sẽ trông tự nhiên như đang ở dưới đáy nước trong thiên nhiên.
- Những loài có thể trồng trực tiếp trên đá và một số cây có hạt khác mọc được trên đá. Bạn có thể gắn chúng lên trên hòn non bộ trong bể cá, hoặc có thể gắn trên một mảnh gỗ. Sau một thời gian, chúng sẽ phát triển trên đáy bể.
5. Một số loại cây thủy sinh phổ biến hiện nay
Các loại cây thủy sinh cho bể cá cảnh
- Cây rong đuôi chồn
Rong đuôi chồn phổ biến và thông rộng, chúng cũng tương đối sống, không đòi hỏi chế độ dinh dưỡng phải cao cũng như không yêu cầu chăm chút nhiều. Khi trồng bạn có thể thả tự do trong nước, không nhất thiết phải cắm xuống đất. Loại cây này thường sẽ được để trang trí ở hậu hoặc trung cảnh của bể cá.
Tuy nhiên tốc độ phát triển của rong đuôi chó rất nhanh nên bạn cần chú ý cắt tỉa sao cho phù hợp để tránh việc loại cây này chiếm quá nhiều diện tích.
- Cây rong đuôi chó
Rong đuôi chó được xem là một trong những loài thủy sinh đẹp nhất, cúng rất dễ sống và phát triển nhanh. Loại cây này được ưa thích và khá phổ biến nhờ không đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng cao và không cần dòng nước có trong bể cá.
Cây rong đuôi chó thường được để làm hậu cảnh trong hồ thủy sinh.
- Cỏ thìa
Loại cây này ưa sáng và ở môi trường có ánh sáng mạnh cây sẽ phát triển rất nhanh, đẻ nhánh tốt; ở môi trường ánh sáng yếu cây sẽ phát triển mạnh về chiều cao. Cỏ thìa sẽ có chiều cao trung bình khoảng 5-15cm và khá dễ trồng, chăm sóc đơn giản.
Có thìa là một loài thủy sinh đẹp và thích hợp để trang trí tiền cảnh hoặc trung cảnh. Tuy nhiên, nên chọn loại cây đã có lá dài mượt vì nếu chọn cây có lá mới khi ngâm xuống nước sẽ dễ bị chết đột ngột.
- Bèo Nhật
Một môi trường nước tĩnh sẽ rất thích hợp cho bèo Nhật, chúng có thể sẽ phát triển rất nhanh đặc biệt nếu được trồng ở bể đặt ở nơi có ánh sáng tốt, độ ẩm cao thì lá sẽ khá to và đẹp.
Loại cây này có tác dụng hút chất độc, chất dư thừa trong môi trường thủy sinh. Loại cây này tồn tại ở dạng nổi, lá cây ở trên mặt nước còn thân và rễ ở dưới nước.
Các loại cây thủy sinh để bàn
- Cây hồng môn
Với màu sắc phong phú và hình dáng đa dạng, loại cây này mang ý nghĩa của sự trong sạch và thanh cao. Màu hoa đỏ của loại cây này đem tới sự nồng ấm, nhiệt tình và màu lá xanh ở sự hy vọng.
- Cây phát tài
Loại cây này rất phổ biến và được nhiều người ưa thích sử dụng bởi nó mang ý nghĩa tài lộc rất tốt. Đặt cây phong thủy trong nước ở bàn làm việc, bàn uống trà, bàn phòng khách,... tạo màu xanh cho không gian và sự thoải mái cho người ở trong không gian đó.
- Cây thường xuân
Loại cây này khá dễ trồng, chỉ cần đặt cây và nước là có thể sống được. Cành mềm, tán lá rậm tạo nét thẩm mỹ tốt. Cây thường xuân có khả năng hấp thu tốt một loại chất là nguyên nhân gây ung thư và khó thở là Formaldehyde.
- Cây tịnh vượng
Cây thịnh vượng trồng trong nước rất được yêu thích, phù hợp làm cây cảnh để bàn vì nó sống tốt trong môi trường máy lạnh, cũng là một loại cây ưa bóng. Cây thịnh vượng dễ trồng, thân thẳng, cành có màu trắng ngà, lá cây có màu xanh pha lẫn hồng và ở trên lấm tấm những đốm màu xanh rất đẹp.
Cây thịnh vượng trong nước được xem là cây mang ý nghĩa của sự thịnh vượng và giàu sang. Hiện nay, loài cây này cũng được trồng khá phổ biến.
Trên đây là những thông tin Nội thất An Hưng cung cấp đến bạn về các loại cây thủy sinh phổ biến hiện nay cũng như các trồng, chăm sóc những loại cây này. Hãy giúp cho không gian nhà mình, bàn làm việc của bạn thêm xanh tươi bởi màu sắc của những loại cây thủy sinh độc đáo trên!