Menu

Minimalism - Phong cách tối giản trong thiết kế nội thất nhà ở

Cuộc sống bộn bề nhiều lo toan khiến con người dần tiến tới những thứ đơn giản, giảm bớt sự cầu kỳ, rườm rà, phức tạp. Đó cũng chính là một xu hướng được rất nhiều người theo đuổi hiện nay không chỉ xuất hiện trong hội họa, âm nhạc, thời trang mà còn cả trong kiến trúc. Phong cách tối giản, hứa hẹn sẽ là một điểm sáng trong những năm tới đây của lĩnh vực thiết kế nội thất. Hôm nay, với bài viết này Nội thất An Hưng sẽ chia sẻ đến với bạn phong cách mới lạ này, hy vọng đây sẽ là một ý tưởng mới, giúp bạn sáng tạo thêm không gian sống của nhà mình!

1. Phong cách tối giản là gì?

Phong cách tối giản hay còn gọi là Minimalism xuất phát trong phong trào nghệ thuật phương Tây từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 và ngày càng lan tỏa và phát triển mạnh vào những năm 1960 và  1970 của thế kỷ XX. Ngay chính cái tên của phong cách này cũng đã thể hiện được đặc trưng lớn nhất là sự tối giản, đơn giản đến hết mức có thể, loại bỏ những thứ rườm rà, phức tạp.

Minimalism - Phong cách tối giản trong thiết kế nội thất nhà ở

 

Minimalism - Phong cách tối giản trong thiết kế nội thất nhà ở

 

 

Minimalism - Phong cách tối giản trong thiết kế nội thất nhà ở

 

Cha đẻ của phong cách tối giản là KTS người Đức Mies Van de Rohe, một bậc thầy trong kiến trúc hiện đại thế giới với câu nói nổi tiếng “Less is more” (ít tức là nhiều). Đặc điểm trong thiết kế của ông luôn là những không gian sạch sẽ, tinh tế và trật tự với những đường thẳng, nét cắt, góc vuông gọn gàng.

Đấy là ở phương Tây, còn phương Đông thì sao? Nó có chịu ảnh hưởng từ phong cách này hay không? Câu trả lời là có. Nhật Bản được coi là một quốc gia đi đầu và là bậc thầy trong phong cách tối giản. Xứ sở mặt trời mọc nổi tiếng là đất nước kết hợp hài hòa và nhuần nhuyễn giữa cái truyền thống và cái hiện đại. Phong cách tối giản cũng được kết hợp trong những công trình mang tính hiện đại và cả tính truyền thống. Nếu như ở phương Tây, KTS người Đức là người nổi tiếng với phong cách này thì ở phương Đông, tại đất nước Nhật Bản, KTS Tadao Ando là người thành công và ghi dấu những công trình kiến trúc với phong cách tối giản.

 

Minimalism - Phong cách tối giản trong thiết kế nội thất nhà ở

2. Ưu điểm không ngờ của phong cách tối giản

Lựa chọn một phong cách phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố sở thích của người sử dụng không gian đó. Mỗi một phong cách đều thể hiện được cá tính riêng của từng người, không chỉ vậy nó còn mang tới những bất ngờ trong chính cuộc sống của bạn. 

Việc sở hữu một diện tích nhà ở rộng rãi đang trở thành vấn đề lớn đối với những ai đang sinh sống và làm việc ở khu vực thành phố. Đặc biệt trong khi giá nhà đất ngày càng tăng cao, với một mức thu nhập hạn chế thiết kế nội thất vừa đơn giản, tiết kiệm mà lại đẹp được rất nhiều người quan tâm. Nội thất càng đơn giản, không gian sẽ càng được mở rộng; đồ dùng càng coi trọng chất lượng hơn số lượng càng khiến cuộc sống tiện nghi hơn, tránh hao phí tài chính cá nhân. 

Minimalism - Phong cách tối giản trong thiết kế nội thất nhà ở

 

Nhà ở là nơi để nghỉ ngơi, thư giãn, đó chính là yếu tố mà phong cách tối giản hướng đến. Không gian sống sẽ thoáng đãng, dễ thở, thoải mái hơn nếu biết loại bỏ những món đồ không cần thiết, tích hợp chúng để sử dụng tiện lợi hơn. Không gian tối giản loại bỏ cái nhiều để lấy cái ít, tuy nhiên "ít nhưng phải chất". Chính điều đó sẽ đề cao được những tiện ích của đồ dùng nội thất trong không gian.

Trong khi cuộc sống ngày càng bận rộn, có quá nhiều thứ phải lo nghĩ, phong cách tối giản xuất hiện như tiêu giảm bớt những cồng kềnh đó. Nếu như trên thế giới, phong cách này đã được định hình từ rất lâu và được nhiều người theo đuổi áp dụng thì ở Việt Nam nó còn khá mới và đôi khi mọi người chưa hiểu được cặn kẽ của phong cách này. ​

 

Minimalism - Phong cách tối giản trong thiết kế nội thất nhà ở

 

3. Cách tạo nên một không gian đậm phong cách tối giản

Tổng thể không gian: Xuyên suốt, giản lược, chất lượng và gọn gàng

Xét về tổng thể, một không gian được coi là tối giản nếu như nó thỏa mãn mắt người nhìn ở yếu tố xuyên suốt và giản lược. Xuyên suốt về mặt tầm nhìn, không bị cản chắn; giản lược về mặt chi tiết, đường nét, loại bỏ yếu tố rườm rà, cầu kỳ.

Minimalism - Phong cách tối giản trong thiết kế nội thất nhà ở

 

phải đem lên bàn cân so sánh giữa hai yếu tố chất lượng và số lượng thì phong cách tối giản sẽ ưu tiên đặc chất lượng lên hàng đầu. Ưu tiên sử dụng các món đồ chất lượng và giảm bớt số lượng để tránh sự rườm rà. Các KTS sẽ khuyên bạn nên bỏ bớt những món đồ cũ và vô dụng, chúng không cần thiết phải có mặt trong không gian của nhà bạn. Khi lựa chọn đồ nội thất chỉ nên chọn những món đồ tạo ra được giá trị thực tế nhất, thực sự cần thiết cho cuộc sống, không chạy theo xu hướng hoặc nhu cầu tạm thời của cá nhân.

 

Minimalism - Phong cách tối giản trong thiết kế nội thất nhà ở

 

Bất kỳ một không gian nội thất nào dù là đi theo phong cách gì cũng đều nhằm một mục đích là nâng cao chất lượng cuộc sống. Hiểu được đều này, phong cách tối giản sẽ thực sự ngày càng phát huy đúng giá trị cốt lõi của nó. Điều này không chỉ giúp cho không gian nhà bạn thoáng rộng hơn, đặc biệt là những căn hộ nào có diện tích khiêm tốn mà còn giúp cho cuộc sống của bạn nhẹ nhàng và dễ chịu hơn, có thể gạt bỏ mọi lo toan mà tận hưởng cuộc sống đơn giản theo đúng nghĩa.

Màu sắc áp dụng nguyên tắc 6 – 3 – 1

Khi nhìn vào một không gian điều đầu tiên ấn tượng đối với thị giác con người đó chính là màu sắc. Nhìn vào màu sắc bạn có thể nhận ra được đặc trưng trong phong cách mà gia chủ đang theo đuổi. Ví dụ như phong cách Á Đông đậm nét Trung Hoa sẽ áp dụng màu sắc đen và đỏ là chủ yếu, phong cách tân cổ điển sang trọng sẽ áp dụng sắc màu hoàng gia quý tộc như vàng ánh kim, trắng,…

 

Minimalism - Phong cách tối giản trong thiết kế nội thất nhà ở

 

Thông thường bạn sẽ thấy phong cách tối giản hướng tới việc thiết kế chỉ với 2 màu sắc trong một không gian và chủ yếu là màu trắng, màu đen hoặc xám. Tuy nhiên, đôi khi nó có thể khiến bạn cảm thấy quá nhàm chán nên hiện nay sự tối giản này không chỉ được định nghĩa 2 màu mà được tăng thêm 1 màu để khiên không gian thêm tinh tế. Trang trí một không gian với 3 màu sắc khác nhau thường sẽ tạo ấn tượng tốt về thị giác.

Nguyên tắc 6 – 3 – 1 được phân chia theo cấp độ màu sắc 60% màu sắc chủ đạo, 30% màu cấp 2 và chỉ 10% màu nhấn. Màu sắc chủ đạo trong một không gian thường được áp dụng ở các mảng lớn  như tường, trần, vách. Màu cấp 2 ở khoảng không gian còn lại kể cả là đồ nội thất sẽ được áp dụng. Với màu nhấn chủ yếu là tạo điểm hút nhỏ cho thị giác, đó có thể là màu sắc nóng,  màu nổi bật hoàn toàn trong 2 màu còn lại.

Minimalism - Phong cách tối giản trong thiết kế nội thất nhà ở

 

Màu sắc ở các mảng tưởng là màu trung tính nhằm tạo nên một background (nền) cho các vật trang trí bên trong, hướng mắt người nhìn đến những điểm nhấn quan trọng khác. Màu sắc này sẽ có tính tương phản, tôn màu cho đồ dùng. Việc áp dụng màu sắc này cũng khiến cho không gian thêm thoáng rộng và sạch sẽ.

Ánh sáng – Hiệu ứng thẩm mỹ không nên bỏ qua

Ánh sáng là một thứ vũ khí quan trọng của bất kỳ một không gian nào, nó có thể giúp những món đồ nội thất của bạn lung linh hơn và cải thiện diện tích không gian nhà bạn. Ở đây chúng tôi nhắc đến cả ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo, mỗi loại ánh sáng đều có những tác dụng thẩm mỹ khác nhau mà bạn nên khai thác triệt để.

 

Minimalism - Phong cách tối giản trong thiết kế nội thất nhà ở

 

Ánh sáng tự nhiên nên được tận dụng bằng việc thiết kế ô cửa kính để có thể đón ánh sáng tốt nhất, ngoài ra có thể lọc qua các rèm cửa, bình phong. Không chỉ có tác dụng về mặt thẩm mỹ trong kiến trúc mà ánh sáng tự nhiên còn tốt cho sức khỏe của bạn, có thể loại bỏ bớt vi khuẩn trong không gian đem tới sự thông thoáng, trong trẻo.

Ánh sáng nhân tạo được thiết kế thông qua đèn đặt trên sàn, đèn thả treo trần, đèn led; phong cách tối giản không sử dụng loại đèn chùm mà phong cách tân cổ điển hay các phong cách sang trọng hiện đại khác vẫn đang sử dụng. Ánh sáng nhân tạo cần được chọn lọc để nhấn mạnh được hình dạng, cấu trúc của các thành phần trang trí nội thất.

 

Minimalism - Phong cách tối giản trong thiết kế nội thất nhà ở

 

4. Mẫu căn hộ thiết kế theo phong cách tối giản

Căn hộ dưới đây được thiết kế theo phong cách tối giản dành cho một người lấy ý tưởng từ phong cách sống tối giản của người Nhật. Để tiết kiệm diện tích, các đồ dùng nội thất trong nhà được thiết kế tích hợp đa năng các ngăn tủ để chứa thêm đồ dùng.

 

Minimalism - Phong cách tối giản trong thiết kế nội thất nhà ở

 

 

Minimalism - Phong cách tối giản trong thiết kế nội thất nhà ở

 

 

Minimalism - Phong cách tối giản trong thiết kế nội thất nhà ở

 

 

Minimalism - Phong cách tối giản trong thiết kế nội thất nhà ở

 

 

Minimalism - Phong cách tối giản trong thiết kế nội thất nhà ở

 

 

Phong cách tối giản đang dần lên ngôi, phá vỡ đi sự rườm rà cầu kỳ của các phong cách khác, đây hứa hẹn sẽ là không gian sống lý tưởng cho nhiều người độc thân hay những cặp vợ chồng trẻ muốn có cuộc sống thư giãn, đơn giản. Đây là một phong cách mà bạn nên tham khảo nếu như đang còn băn khoăn lên ý tưởng cho ngôi nhà của mình.